Odebrecht: Vì sao tập đoàn hình mẫu kinh doanh của Brazil rơi vào bờ vực phá sản?
Theo bài viết từ blog Ctxt.es, trong đà rơi của mình, tập đoàn Odebrecht từng được coi là hình mẫu kinh doanh của Brazil đã “kéo xuống bùn” một phần đáng kể chính giới trong nước và đe dọa sự ổn định của hàng chục chính phủ các nước Mỹ Latinh khác.
Tất cả bắt đầu vào tháng 3/2014, một cuộc điều tra của cảnh sát thành phố Curitiba (miền Nam Brazil) phát hiện ra hoạt động thanh toán bất hợp pháp của một số cây xăng được đặt tên là Lava Jato. Không ai có thể tưởng tượng được sợi dây chuyển tiền từ vụ án này lại làm bùng nổ vụ bê bối tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Brazil.
Chiến dịch Lava Jato đã phát hiện ra một mạng lưới hối lộ bạc triệu – mà sau này có tổng giá trị lên tới 2,3 tỷ USD – từ tập đoàn dầu khí nhà nước đầy quyền uy Petrobras chảy vào túi của các chính trị gia của hơn 20 đảng phái.
Từ năm 2003, không có bất cứ công trình xây dựng nào dù là nhỏ nhất do Petrobras làm chủ đầu tư hoặc nhượng quyền lại thoát được ngoài tầm tay của bộ nhóm gồm 6 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất của Brazil (OAS, Andrade Gutierrez, Camargo Correa, Méndes Júnior, Queiroz Galvão và Odebrecht).
Và trong số đó, Odebrecht chính là “cục cưng” của Petrobras, là tập đoàn doanh nghiệp xây dựng lớn nhất và đảm nhiệm những công trình “béo bở” nhất, theo như lời kể của một cựu giám đốc giấu tên của chính công ty.
Những thanh tra tài chính trong vụ Lava Jato nhanh chóng nhận ra rằng họ phải tập trung cuộc điều tra của mình vào gia đình tài phiệt mang họ Đức này và tháng 6/2015, thẩm phán Sérgio Moro đã xin lệnh bắt tạm giam đối với Chủ tịch tập đoàn Marcelo Odebrecht, thường được báo chí gọi với tên “hoàng tử xây dựng”.
Đầu năm 2016, thẩm phán Moro đã đưa ra một loạt chứng cứ chứng minh rằng Odebrecht từng sử dụng, từ năm 2006 – 2014, những tài khoản tại Thụy Sỹ để “rửa” 250 triệu USD tiền “hoa hồng”nhằm đảm bảo việc giành được những hợp đồng với đối tác dầu khí.
Nếu có điều gì trở nên rõ ràng trong chiến dịch Lava Jato đó là Odebrecht sẽ không thể trở thành công ty xây dựng lớn nhất của Mỹ Latinh nếu thiếu sự hậu thuẫn từ chính giới.
Nhà sử học Pedro Henrique Pedreira Campos trong tác phẩm “Nền độc tài của các công ty xây dựng” của mình đã tóm lược lại quá trình hình thành và lớn mạnh của mối liên hệ hữu cơ giữa quyền lực nhà nước và tư bản tư nhân từ thời độc tài quân sự.
Bắt đầu từ Sắc lệnh tổng thống 64.345 tháng 4/1969 của Tổng thống đương nhiệm Artur da Costa e Silva, buộc các cấp chính quyền nhà nước chỉ được ký hợp đồng xây dựng với các công ty trong nước.
Đó là thời kỳ mà doanh nghiệp nhỏ thành lập năm 1944 tại Vịnh Salvador của Norberto Odebrecht – ông nội của Marcelo – rũ bỏ quy mô gia đình của những người di cư gốc Đức để trở thành một trong những công ty xây dựng có vai vế nhất Brazil.
Với mối quan hệ đồng minh với tướng Ernesto Geisel (Tổng thống giai đoạn 1974-1979), Norberto đã giành được cho Odebrecht vị thế là một trong những đối tác chính của Petrobras.
Sau đó Odebrecht đã thắng thầu trong dự án xây dựng sân bay quốc tế Rio de Janeiro, trụ sở chính của tập đoàn Petrobras cũng thành phố trái tim kinh tế Brazil này và nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của quốc gia lớn nhất Nam Mỹ.
Trong những năm 1980, khi lạm phát lên tới mức 3 con số tại Brazil, tập đoàn xây dựng có nguồn gốc từ người nhập cư Đức này quyết định mở rộng hoạt động sang các nước láng giềng Mỹ Latinh. Năm 1979, họ thực hiện công trình đầu tiên bên ngoài lãnh thổ, một nhà máy thủy điện tại Peru.
Ngày nay Odebrecht đã là một trong những nhà thầu xây dựng lớn nhất quốc gia bên dãy Andes với 20.000 nhân công và thi công từ đường ống dẫn khí đốt tới các công trình đường bộ.
Quá trình mở rộng quốc tế của Odebrecht sẽ không thể có tốc độ và quy mô như vậy nếu không có những khoản vay từ Ngân hàng Phát triển quốc gia Brazil (BNDES). Từ năm 2004, có tới 70% các khoản tín dụng dành cho kinh doanh ngoài nước của tổ chức tài chính hùng mạnh này đều rơi vào tay của gia tộc Odebrecht.
Kể từ khi Odebrecht trở thành tiêu điểm tại Brazil, nơi mà doanh nghiệp này đã không thể tiếp cận những gói thầu mới, tên tuổi từng gắn liền với chất lượng ngày nào giờ đây đang như một bệnh dịch và dần bị lảng tránh tại các quốc gia còn lại trong khu vực.
Trong thời điểm này, tập đoàn từng là doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Mỹ Latinh đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn. Ngoài việc mất các dự án thầu trong nước và không gian kinh doanh ngoài nước, Odebrecht còn phải đối mặt với các khoản phạt nhiều triệu USD.
Cho tới nay, tập đoàn này đã chấp nhận trả 4,5 tỷ USD tiền phạt, mặc dù cảnh báo trước rằng họ chỉ có thể ứng trước 2,6 tỷ USD trong số này.
Số tiền này sẽ được giải ngân cho nhà chức trách Brazil, Mỹ và Thụy Sỹ để chuyển cho tất cả các nước bị ảnh hưởng bởi mô hình hối lộ của Odebrecht, trong thỏa thuận được coi là giải pháp đền bù thiệt hại hối lộ tại nước ngoài lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Nhờ vào những thỏa thuận khai báo đổi lấy giảm án, Marcelo Odebrecht có thể ra khỏi nhà tù vào cuối năm 2017, và sẽ thụ phần án 4 năm còn lại theo hình thức quản thúc tại gia.
Nhưng cả gia tộc Odebrecht đã thông báo rằng tất cả ai mang họ gốc Đức này đều sẽ rời bỏ Hội đồng quản trị của tập đoàn. Đồng thời, họ cũng tuyên bố sẽ đưa công ty ra sàn chứng khoán với vốn mở, đồng thời đăng ký mọi chính sách và cơ chế chống tham nhũng cần thiết để kiểm soát hoạt động của tập đoàn.
Xem thêm:
- Từ khóa :
- odebrecht
- bê bối petrobras
- brazil
- tham nhũng
- mỹ latinh
- phá sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thừa nhận của Odebrecht về mạng lưới hối lộ quan chức cấp cao tại các nước Mỹ La Tinh
06:30' - 16/02/2017
Tập đoàn xây dựng lớn nhất Mỹ Latinh đã thừa nhận hối lộ hàng trăm triệu USD cho các chính trị gia và quan chức ở hàng chục quốc gia trong khu vực để giành được các hợp đồng công béo bở.
-
Chuyển động DN
Brazil mở rộng điều tra vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn Petrobras
20:06' - 27/01/2017
Quy mô cuộc điều tra vụ tham nhũng khổng lồ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras của Brazil có thể sẽ mở rộng sau lời khai của hàng loạt cựu giám đốc của tập đoàn xây dựng Odebretch.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil bác bỏ cáo buộc tham nhũng
11:31' - 10/12/2016
Ngày 9/12, Tổng thống Brazil Michel Temer đã bác bỏ các cáo buộc liên quan tới vụ tham nhũng khổng lồ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras như báo chí nước này đưa tin.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
TKV điều hành sản xuất phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2024
17:16' - 28/11/2024
Sáng 28/11, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TKV, Giám đốc Trung tâm Điều hành sản xuất tại Quảng Ninh Nguyễn Huy Nam chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất - tiêu thụ than tháng 12/2024.
-
Chuyển động DN
Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 – 2024
15:34' - 28/11/2024
Tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, Masan Group đã được vinh danh là Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 – 2024.
-
Chuyển động DN
17 doanh nghiệp được vinh danh nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024
15:21' - 28/11/2024
Giải thưởng dành cho những sáng kiến đổi mới, đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến thinh vượng và phát triển bền vững.
-
Chuyển động DN
Google khai trương học viện trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại London
08:35' - 28/11/2024
Trung tâm được đặt tại Camden - khu vực mà ông Starmer đại diện trong quốc hội và cũng là nơi Google dự định đặt trụ sở tương lai.
-
Chuyển động DN
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu công nghiệp Đồng Văn VI
19:47' - 27/11/2024
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đồng Văn VI được triển khai ở xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam và xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích 250 ha.
-
Chuyển động DN
Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024
11:04' - 27/11/2024
Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A giúp gia tăng nguồn lực tài chính.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn BIM bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị
19:46' - 26/11/2024
Ngày 25/11/2024, Hội đồng Quản trị Tập đoàn BIM chính thức bổ nhiệm ông Đoàn Quốc Huy đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc.
-
Chuyển động DN
Roche chi 1,5 tỷ USD mua lại Poseida Therapeutics của Mỹ
19:11' - 26/11/2024
Tập đoàn dược phẩm Roche của Thụy Sĩ thông báo đã đồng ý mua công ty dược phẩm sinh học Poseida Therapeutics của Mỹ với giá 1,5 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
FrieslandCampina lên thứ 2 trong bảng xếp hạng Sáng kiến Tiếp cận Dinh dưỡng Toàn cầu
17:40' - 26/11/2024
FrieslandCampina có bước tiến từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng Sáng kiến Tiếp cận Dinh dưỡng Toàn cầu (ATNI).