Thừa nhận của Odebrecht về mạng lưới hối lộ quan chức cấp cao tại các nước Mỹ La Tinh
Tập đoàn xây dựng lớn nhất Mỹ Latinh Odebrecht (Brazil) đang bị tai tiếng khi dính líu tới việc thiết lập một mạng lưới hối lộ các chính trị gia và quan chức ở hàng chục quốc gia trong khu vực đang khiến nhiều lãnh đạo và cựu lãnh đạo Mỹ Latinh “đau đầu”.
Bộ Tư pháp Mỹ tháng 12/2016 đã cáo buộc công ty xây dựng của Brazil mở rộng kinh doanh trong khu vực nhờ cơ chế “lại quả” được thiết lập một cách hệ thống và thông qua các ngân hàng của Mỹ và châu Âu để thanh toán. Tập Odebrecht đã thừa nhận với cơ quan tư pháp của Mỹ, Thụy Sỹ và Brazil đưa hối lộ 788 triệu USD từ năm 2001. Nhiều chính trị gia tại Mỹ Latinh liên quan tới tới vụ bê bối tham nhũng này, trong đó phải kể đến cựu Tổng thống Peru Alejandro Toledo và Tổng thống Panama đương nhiệm Juan Carlos Varela. Hiện cơ quan tư pháp của Peru và Panama đã vào cuộc điều tra. Ngày 9/2, Cơ quan công tố Peru đã đề nghị tòa án ra lệnh bắt giam 18 tháng đối với cựu Tổng thống Toledo (nhiệm kỳ 2001-2006) để điều tra một số cáo buộc về tham nhũng, rửa tiền và lợi dụng chức quyền, liên quan đến vụ bê bối.Ông Toledo bị tình nghi nhận 20 triệu USD tiền hối lộ từ Odebrecht. Bộ Nội vụ Peru đã yêu cầu Pháp, nơi có khả năng ông Toledo đang lẩn trốn, và Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) nhanh chóng ra lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Alejandro Toledo.
Về phần mình, ông Toledo đã bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc trên và yêu cầu kiểm tra lại các tài khoản ngân hàng của mình để chứng minh rằng ông không nhận tiền từ Odebrecht.Tuy nhiên, nếu đúng như vậy, ông Toledo sẽ là chính trị gia đầu tiên của Peru bị kết tội trong vụ bê bối liên quan tới Odebrecht.
Còn tại Panama, nhiều quan chức và doanh nhân nước này đã bị cáo buộc liên quan tới bê bối Odebrecht, trong đó có cả Tổng thống Panama Juan Carlos Varela.Ngày 9/2, ông Ramon Fonseca- thành viên sáng lập của công ty luật Mossack Fonseca, tâm điểm trong vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama" hé lộ về cái được gọi là vụ tham nhũng toàn cầu, do tình nghi liên quan tới bê bối của tập đoàn xây dựng Odebrecht- đã khai rằng Tổng thống Varela từng nói đã nhận tiền đóng góp từ Odebrecht cho chiến dịch tranh cử năm 2014.
Tuy nhiên, Tổng thống Varela đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên.
Trước đó, cơ quan công tố Panama đã buộc tội nhận hối lộ và rửa tiền đối với 17 cựu quan chức và doanh nhân nước này liên quan tới việc Odebrecht đưa hối lộ 59 triệu USD để nhận được các dự án công trị giá trên 9 tỷ USD tại quốc gia Trung Mỹ này. Trong khi đó, ngày 9/2, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos cũng phải tuyên bố trên trang cá nhân Twitter rằng trong chiến dịch tái tranh cử vào năm 2014, ông không nhận tiền vận động từ Odebrecht.Trước đó, doanh nhân Andrés Giraldo-nhân viên của Odebrecht- nói đã lại quả 1 triệu USD cho cựu Thượng nghị sỹ Otto Bula, người vì bị bắt vì nhận hối lộ.
Theo lời khai của Bula, số tiền trên đã được đưa cho Roberto Prieto, phụ trách chiến dịch tranh cử của ông Manuel Santos. Bê bối về nhận hối lộ của Odebrecht tại Colombia đã trở thành tâm điểm khi Tổng công tố Néstor Humberto Martínez tiết lộ rằng Bula đã nhận hối lộ 4,6 triệu USD, sau đó chuyển 1 triệu USD cho Roberto Prieto.
Công ty xây dựng Odebrecht cho biết đã đưa hối lộ 92 triệu USD cho các quan chức Colombia để giành được các hợp đồng về xây dựng và phát triển hạ tầng dài hạn.
Còn tại Ecuador, Tổng thống Rafael Correa đã cảnh báo rằng phe đối lập có thể kích nổ “những quả bom” liên quan tới bê bối Odebrecht trong một “chiến dịch bẩn” nhằm chống lại đảng cầm quyền trước thềm bầu cử Tổng thống dự kiến vào ngày 19/2 tới.
Nhiều quốc gia Mỹ Latinh bao gồm Panama, Mexico, Argentina, Peru và Uruguay đã mở các cuộc điều tra liên quan tới mạng lưới hối lộ quy mô lớn của Tập đoàn xây dựng Odebrecht.Tập đoàn này là tâm điểm của vụ bê bối khổng lồ ở tập đoàn dầu khí Petrobras của Brazil, gây chấn động chính trường quốc gia Nam Mỹ này kể từ tháng 3/2014.
Hơn 100 cá nhân đã bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng, trong đó có hàng chục lãnh đạo từ các tập đoàn xây dựng và kỹ thuật hàng đầu của nước này.
Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có nhiều nghị sĩ và thống đốc bang, nằm trong diện bị điều tra. Theo cảnh sát, đường dây này đã dùng khoảng 4 tỷ USD hối lộ hàng loạt chính trị gia và quan chức./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Panama bắt giữ người đứng đầu công ty luật Mossack Fonseca
13:25' - 11/02/2017
Ngày 10/2, nhà chức trách Panama đã bắt giữ 2 thành viên sáng lập của công ty luật Mossack Fonseca, tâm điểm trong vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama".
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Petrobras khẳng định sẽ không tư nhân hóa tập đoàn
10:19' - 02/02/2017
Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras Pedro Parente khẳng định trong các dự án tương lai gần, tập đoàn này không có kế hoạch tư nhân hóa.
-
Chuyển động DN
Brazil mở rộng điều tra vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn Petrobras
20:06' - 27/01/2017
Quy mô cuộc điều tra vụ tham nhũng khổng lồ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras của Brazil có thể sẽ mở rộng sau lời khai của hàng loạt cựu giám đốc của tập đoàn xây dựng Odebretch.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil bác bỏ cáo buộc tham nhũng
11:31' - 10/12/2016
Ngày 9/12, Tổng thống Brazil Michel Temer đã bác bỏ các cáo buộc liên quan tới vụ tham nhũng khổng lồ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras như báo chí nước này đưa tin.
-
Ngân hàng
Mỹ phạt JP Morgan do bê bối tham nhũng
13:57' - 18/11/2016
Ngân hàng JPMorgan của Mỹ đồng ý nộp phạt 260 triệu USD nhằm dàn xếp cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc tuyển dụng người thân của các quan chức Trung Quốc vào làm việc để đổi lấy hợp đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.