Phía sau những toan tính kinh tế là chính trị (Phần 1)
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 20/1/2017, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức với quyết tâm sẽ làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Ngay lập tức, vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên của nước này đã đưa ra một loạt quan điểm bảo hộ thương mại và chỉ trích các đối tác đang hưởng lợi từ những thiệt thòi của nước Mỹ.
Trong các chính sách thương mại, trước tiên, Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với lý do hiệp định này sẽ là một tai họa tiềm tàng đối với Mỹ.
Theo sau đó là hàng loạt những động thái nhằm gây hấn với các đồng minh truyền thống như đe dọa xây dựng bức tường biên giới với Mexico, yêu cầu tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và gần đây nhất là tuyên bố áp đặt các mức thuế quan lần lượt là 10% và 25% đối với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Canada và Mexico.
Ngoài các đồng minh truyền thống thì Trung Quốc và Nga cũng là hai đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những “cơn thịnh nộ” của nước Mỹ. Điển hình là ngày 11/7, sau khi đã chính thức áp đợt thuế đầu tiên đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, Washington lại tiếp tục đe dọa sẽ công bố danh sách các hàng hóa bổ sung của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD tiếp tục phải chịu thuế của Mỹ.Có thể nói, đối với nước Mỹ, chiến tranh thương mại không đơn thuần xuất phát từ lợi ích kinh tế mà là sự tổng hòa của những toan tính về kinh tế, chính trị, mà thậm chí chính trị lại là yếu tố cốt lõi.
Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng Tổng thống Trump lên nắm quyền vào thời điểm kinh tế Mỹ còn tồn tại nhiều điểm bất cập, khiến dư luận hoang mang về tư duy điều hành kinh tế của chính phủ.
Theo quan điểm của tân Tổng thống, đây là hệ lụy của việc các đối tác truyền thống của Mỹ đã thực hiện “thương mại không công bằng”, từ đó gây ra tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Điều này lý giải vì sao chính quyền của Tổng thống Donald Trump luôn tỏ ra cứng rắn trong các chính sách với đồng minh, từ việc yêu cầu tái đàm phán hiệp định NAFTA cho đến những quyết định sẽ áp thuế đối với các đồng minh lâu năm.Rõ ràng, chính quyền Trump đang muốn sử dụng thuế quan để cải thiện cán cân thương mại của đất nước và cùng với chính sách hạ thấp thuế doanh nghiệp, Washington tỏ rõ tham vọng lôi kéo các doanh nghiệp Mỹ có lợi nhuận lớn ở nước ngoài quay về “định cư” tại quê hương.
Tuy nhiên, ẩn sau những bước đi về kinh tế, có thể thấy rằng Tổng thống Trump đang muốn “dọn đường” cho những ý đồ chính trị của mình. Chiến thắng của ông Trump trước ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton đã phản ánh sự chia rẽ sâu sắc nhất trong xã hội Mỹ.
Từ lâu nay, đảng Dân chủ luôn là phe ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ thương mại hơn đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, các cựu Tổng thống đảng Dân chủ của Mỹ trước đây đã thành công trong việc tiết chế được xu hướng bảo hộ trong nội bộ đảng của họ, và “bắt tay” cùng với đảng Cộng hòa để thúc đẩy tự do thương mại.Mặc dù vậy, điều này đã hoàn toàn thay đổi với chiến thắng của vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên nước Mỹ là Donald Trump.
Việc ông Trump vượt qua ứng cử viên nặng ký là bà Hillary Clinton phần nhiều là dựa vào tâm lý bất mãn của người dân trước những tổn thất trong thị trường việc làm liên quan đến thương mại tự do.Ông đã thành công trong việc tạo ra tâm lý rằng hệ thống thương mại thế giới là không công bằng, và Trung Quốc hiện đang tận dụng lỗ hổng đó. Một báo cáo được công bố hồi đầu tháng 1/2018 cho thấy thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017.
Trên trang twitter cá nhân của mình, người đứng đầu Nhà Trắng đã viết: “Khi một quốc gia (Mỹ) đánh mất hàng tỷ USD vì lý do thương mại với hầu như tất cả những nước có quan hệ giao thương, thì cuộc chiến thương mại là điều tốt, và (nước Mỹ) có thể dễ dàng giành chiến thắng”.Do đó, cùng với việc đánh thuế lên các sản phẩm thép, nhôm nhập khẩu từ các nước châu Âu, Trung Quốc…, Tổng thống Trump muốn nhấn mạnh thông điệp rằng ông sẽ thực hiện lời hứa “đặt nước Mỹ lên trên hết” của mình, và lấy lại vị thế trong lòng một bộ phận dư luận Mỹ vốn đang hoài nghi về khả năng cầm quyền của ông.
Mức độ thành công trong việc thực hiện lời hứa này sẽ là yếu tố quyết định khả năng tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump dự kiến diễn ra vào cuối năm nay./.
>>> Xem thêm: Phía sau những toan tính kinh tế là chính trị (Phần 2)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU nhất trí giảm căng thẳng thương mại
07:39' - 26/07/2018
Rạng sáng nay 26/7 theo giờ Việt Nam, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã nhất trí giảm rào cản thương mại giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Thép tiếp tục là "điểm nóng" trong căng thẳng thương mại
16:43' - 23/07/2018
Trung Quốc ngày 23/7 đã mở cuộc điều tra thương mại đối với thép nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ đồng minh Mỹ-EU rạn nứt vì căng thẳng thương mại (Phần 2)
06:30' - 18/07/2018
Giới chức Trung Quốc đang gây áp lực lên EU trong việc ra một tuyên bố chung mạnh mẽ chống lại các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump tại một hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ đồng minh Mỹ-EU rạn nứt vì căng thẳng thương mại (Phần 1)
05:30' - 18/07/2018
Báo Le Monde (Pháp) mới đây đăng bài phân tích đáng chú ý về việc Liên minh châu Âu (EU) đe dọa trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thuế quan.
-
Giá vàng
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, vàng thế giới vẫn mất giá
13:17' - 14/07/2018
Sự biến động của đồng USD được coi là nhân tố chính tác động đến thị trường vàng thế giới tuần qua. Các chuyên gia ước tính giá vàng giao ngay giảm khoảng 1% trong tuần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách của Tổng thống đắc cử D.Trump với thương mại thực phẩm
14:28'
Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có ảnh hưởng hạn chế đến hoạt động thương mại thực phẩm của Hàn Quốc với Mỹ trong 2 năm đầu nhiệm kỳ của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đảng Cộng hòa chính thức giành quyền kiểm soát Hạ viện
12:31'
Đảng Cộng hòa đã giành đủ số ghế để chính thức kiểm soát Hạ viện, hoàn tất quá trình thâu tóm quyền lực của đảng này và đảm bảo quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và hai viện của Quốc hội Mỹ khóa 119.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tìm kiếm đối tác Pháp trong một loạt lĩnh vực quan trọng
07:50'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại tại châu Âu, ngày 13/11 tại thủ đô Paris đã diễn ra buổi Tọa đàm Thương mại Đầu tư Việt Nam – Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố kế hoạch táo bạo về phát triển năng lượng hạt nhân
21:04' - 13/11/2024
Ngày 13/11, các quan chức Mỹ đã giới thiệu kế hoạch táo bạo nhằm tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân từ này đến năm 2050.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy mới tăng cường kết nối Việt Nam - Thụy Điển
21:04' - 13/11/2024
Hãng vận tải container hàng đầu thế giới - MSC vừa công bố việc mở rộng dịch vụ SWAN từ năm 2025, theo đó lần đầu tiên kết nối trực tiếp giữa cảng Gothenburg (Thụy Điển) và Vũng Tàu (Việt Nam).
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 80 chuyến bay đến và đi từ Bali (Indonesia) bị hủy vì tro bụi núi lửa
19:31' - 13/11/2024
Nhiều hãng hàng không quốc tế đã thông báo hủy các chuyến bay đến và đi từ Bali sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu đường của Brazil đạt kỷ lục mới
16:58' - 13/11/2024
Xuất khẩu đường của Brazil trong tháng 10/2024 đã đạt kỷ lục mới trên 3,29 triệu tấn, vượt năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch đầu tư kết hợp nghỉ dưỡng, xu hướng mới tại Hàn Quốc
16:54' - 13/11/2024
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh đầu tư Hàn Quốc 2024, lần đầu tiên chương trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh kết hợp trải nghiệm nghỉ dưỡng có tên gọi Bleisure được tổ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Pháp có thể "đóng băng" trong quý IV/2024
14:08' - 13/11/2024
Chính phủ Pháp đang trông cậy vào khả năng phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh nước này đang nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.