Theo dòng thời sự: Trung Quốc-EU “đồng sàng, dị mộng”
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) lần thứ 20 vừa diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh đã nhất trí hợp tác để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và ủng hộ thương mại tự do toàn cầu.
Đây có thể xem là tín hiệu về sự đồng lòng nhất định của Bắc Kinh và Brussels nhằm chống lại chính sách bảo hộ thương mại và tăng thuế quan mà Mỹ đang áp đặt với cả Trung Quốc và EU, gây ra những tranh cãi gay gắt có nguy cơ “kích hoạt” một cuộc chiến thương mại quy mô lớn gây tổn hại cho kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí trao đổi về các đề nghị tiếp cận thị trường lẫn nhau để thúc đẩy một thỏa thuận đầu tư song phương. Tuy nhiên, xét ở nhiều góc độ, giữa Trung Quốc và EU vẫn còn một khoảng cách khá xa trong việc tìm kiếm lập trường chung để đối phó với Mỹ.
Có thể thấy Trung Quốc và EU cùng chia sẻ nhiều lợi ích và mối quan ngại chung liên quan tới chính sách thương mại theo phương châm “Nước Mỹ trước tiên” mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi. Cả Trung Quốc và EU đều là những đối tác thương mại lớn của Mỹ và đều đang chịu “tổn thất” nặng nề do chính sách bảo hộ mậu dịch của Washington.
Căng thẳng thương mại Trung Quốc – Mỹ đang ngày càng leo thang sau khi Washington áp mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, thậm chí Tổng thống Donald Trump còn đe dọa đánh thuế tất cả các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn 500 tỷ USD, gần tương đương tổng lượng hàng mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc hồi năm ngoái.
Quan hệ thương mại giữa hai bờ Đại Tây Dương cũng trong giai đoạn sóng gió bởi “cuộc chiến thuế” do Mỹ áp mức thuế 25% với mặt hàng thép và 10% với nhôm nhập khẩu từ EU. Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới nhất trên kênh truyền hình CBS, ông Trump còn xác định Trung Quốc, Nga và EU là những “đối thủ” của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc và EU có mục tiêu chung là tìm kiếm một chiến lược phối hợp để ứng phó với chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump, đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương chặt chẽ hơn.
Việc hai bên đề cao hoạt động phối hợp để tránh một "cuộc xung đột và hỗn loạn" thương mại nhằm ngăn chặn nguy cơ căng thẳng thương mại biến thành một cuộc đối đầu khốc liệt, thể hiện quan điểm tương đồng của Trung Quốc và EU thúc đẩy thương mại tự do và hợp tác đa phương.
Tuy nhiên, tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh này chỉ dừng lại ở việc nhắc lại những cam kết đối với thương mại tự do, công bằng dựa trên trật tự quy tắc thế giới, chứ không đề cập tới việc “thiết lập một liên minh” nhằm đối phó với chính sách thương mại của Mỹ.
Trong khi Trung Quốc và EU đều cùng phản đối chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương, hai bên lại không xác định nước Mỹ hay chính quyền Tổng thống Trump là đối thủ chung bởi những lợi ích khác nhau của Trung Quốc và EU trong quan hệ với Mỹ.
Trên thực tế, căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và giữa EU với Mỹ về bản chất không giống nhau.
Tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ- Trung có thể coi là một câu chuyện dài kỳ, không chỉ là sự đối đầu trong các vấn đề kinh tế mà còn thể hiện ở việc hai bên có quan điểm khác nhau trong các vấn đề hợp tác và phát triển, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại khổng lồ hay đánh cắp sở hữu trí tuệ, có thể coi đây là màn cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ với Trung Quốc, nền kinh tế đang thách thức vị trí siêu cường của Mỹ.
Trong khi đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ với EU hay với các đồng minh khác phần nhiều xuất phát từ chính sách mà chính quyền Tổng thống Trump đang theo đuổi nhằm thực hiện những cam kết bảo vệ nền kinh tế Mỹ và người lao động Mỹ, đồng thời cũng để tạo lợi thế cho Mỹ trên bàn đàm phán các hiệp định tự do thương mại.
Bởi vậy, dù đều có tranh chấp thương mại với Washington, song EU và Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép rất khác nhau từ phía Mỹ.
Không những thế, Trung Quốc và EU giữ quan điểm khác nhau về Mỹ. EU và Mỹ có nhiều điểm tương đồng về lợi ích mà quan hệ giữa Trung Quốc và EU không thể nào so sánh được. EU hiện đang phụ thuộc rất lớn vào Mỹ về mặt quân sự, nhất là các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
Trong cục diện đó, việc Trung Quốc kỳ vọng EU thay đổi, quay sang hợp tác với mình để đối phó với Mỹ là không thực tế. Thậm chí, gần đây có tin EU cùng một số nước khác như Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về một số vấn đề như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,…
Bên cạnh đó, giới chức ở Brussels cũng tỏ ra “dè dặt” khi các nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc ồ ạt “đổ bộ” vào châu Âu, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng, tài chính, giao thông.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào “lục địa già” khoảng 320 tỷ USD, hơn một nửa trong tổng số 678 dự án mở cửa cho đầu tư nước ngoài tham gia ở châu Âu có nguồn vốn xuất xứ từ Trung Quốc.
Riêng trong hai năm 2016-2017, tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào EU tăng gần 80%. Ảnh hưởng kinh tế và cả chính trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với các thành viên EU ở khu vực Trung và Đông Âu cũng đang gây lo ngại bởi điều này có thể đe dọa đến sự thống nhất, tiêu chuẩn và giá trị của EU.
Đây là những lý do khiến EU từ chối những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tạo một mặt trận chung gây áp lực với Mỹ về thương mại.
Ở khía cạnh nào đó, có thể nói EU và Trung Quốc đang trong tình trạng “đồng sàng, dị mộng”, nên hai bên sẽ có những phương cách khác nhau để dàn xếp căng thẳng với Washington nhằm bảo đảm lợi ích của riêng mình mà khó phối hợp hành động trên thực tế./.
- Từ khóa :
- eu
- trung quốc
- mỹ
- quan hệ eu trung quốc
- quan hệ trung quốc eu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU hối thúc Mỹ, Trung Quốc và Nga ngăn chặn "xung đột và hỗn loạn" thương mại
13:57' - 16/07/2018
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk ảnh báo các bên không châm ngòi cho các cuộc chiến tranh thương mại vốn thường biến thành những cuộc "xung đột nóng" như lịch sử đã ghi nhận.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc "săn tìm" nguồn cung mới thay thế hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
19:43' - 14/07/2018
Một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã thành hình với những lời đe dọa áp thuế được cả Washington và Bắc Kinh đưa ra liên tiếp và với quy mô ngày càng tăng.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm hướng đi mới để đối phó với chính sách thuế của Mỹ
09:49' - 14/07/2018
Nhiều công ty xuất khẩu của Trung Quốc đang tìm kiếm các hướng đi mới nhằm giảm thiểu tác động của thuế quan đối với hoạt động kinh doanh của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và EU lập nhóm công tác để điều chỉnh các quy định thương mại
19:39' - 26/06/2018
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/6 đã nhất trí lập một nhóm công tác nhằm cấp nhật, hiện đại hóa các luật lệ quy định về thương mại toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Mạng lưới đường sắt cao tốc giúp thúc đẩy kinh tế chất lượng cao
08:29'
Tổng chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc trên cả nước đã vượt trên 46.000 km, trong đó có hơn 10 tuyến đường sắt cao tốc mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với chiều dài hơn 2.000 km.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Dự luật mới hỗ trợ người lao động sẽ "ngốn" hơn 190 tỷ USD
08:15'
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, dự luật này sẽ tiêu tốn hơn 190 tỷ USD trong 10 năm tới, đồng nghĩa với việc Quỹ An sinh Xã hội sẽ cạn sớm gần nửa năm so với luật hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Mỹ dự kiến "hốt bạc" vào dịp nghỉ lễ cuối năm
08:00'
Hiệp hội Xe hơi Mỹ (AAA) dự đoán hơn 119 triệu người sẽ rời nhà đi du lịch với khoảng cách ít nhất 50 dặm (hơn 80 km) kể từ ngày 21/12 cho tới ngày đầu Năm Mới...
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.