Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
Rạng sáng ngày 3/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố áp dụng mức thuế quan đối ứng mới, trong đó có mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ. Một số quốc gia bị áp thuế cao hơn, lên đến 50%, tùy thuộc vào mức độ thâm hụt thương mại của Mỹ với nước đó.
Cùng tìm hiểu cách thức đánh thuế, lý do đằng sau và phản ứng của thế giới đối với động thái thuế quan mới nhất này của Mỹ.
Các loại thuế mới được Mỹ áp dụng
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm. Ví dụ, mức thuế 25% trên một sản phẩm trị giá 10 USD sẽ làm tăng giá sản phẩm thêm 2,5 USD. Công ty nhập khẩu hàng hóa phải nộp khoản thuế này cho chính phủ, và họ có thể chuyển một phần hoặc toàn bộ chi phí này sang người tiêu dùng.
Trong đợt công bố thuế quan mới nhất, ông Trump đã đưa ra:
1.Thuế cơ bản 10%: Mọi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ chịu mức thuế tối thiểu 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4/2025.
2. Thuế đối ứng: Mức thuế này nhắm vào các quốc gia cụ thể, được cho là để đáp trả những rào cản thương mại mà các nước này áp lên hàng Mỹ. Cụ thể: Vương quốc Anh, Brazil, Singapore sẽ chịu mức thuế 10%. Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu mức thuế 20-26%. Mức thuế đối với Trung Quốc và Việt Nam lần lượt là 34% và 46%. Cũng tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan bị áp thuế 36%, tiếp theo là Indonesia 32%, Philippines 17%. Các mức thuế cao hơn này bắt đầu có hiệu lực từ 00 giờ 01 phút ngày 9/4 (giờ địa phương).
3. Thuế 25% đối với ô tô: Áp dụng cho tất cả ô tô sản xuất ở nước ngoài nhập vào Mỹ, có hiệu lực từ nửa đêm ngày 3/4 (giờ địa phương). Thuế đối với linh kiện ô tô dự kiến sẽ áp dụng sau, có thể vào tháng 5/2025.
4. Các thuế khác đã công bố trước đó: Bao gồm thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, tăng thuế lên 20% đối với hàng Trung Quốc, 25% đối với hàng hóa từ Mexico và Canada, và 10% đối với năng lượng nhập khẩu từ Canada.
Cách tính thuế đối ứng của Mỹ như thế nào?
Ban đầu, ông Trump tuyên bố mức thuế đối ứng cho mỗi quốc gia sẽ dựa trên "tỷ lệ kết hợp của tất cả các loại thuế quan, rào cản phi tiền tệ và các hình thức gian lận khác" của quốc gia đó. Tuy nhiên, các rào cản phi tiền tệ (như luật lệ, chính sách khó định lượng), do đó rất khó để tính toán chính xác.
Sau đó, một phương pháp tính toán cụ thể hơn đã được hé lộ và xác nhận bởi Nhà Trắng: Lấy thâm hụt thương mại mà Mỹ có với một quốc gia, chia con số đó cho tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia đó vào Mỹ. Kết quả thu được sau đó sẽ được chia đôi và đó sẽ là mức thuế được áp dụng. Công thức này về cơ bản dựa trên mức độ mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và đối tác. Nhà Trắng cho rằng thâm hụt thương mại là tổng hợp của các hành vi thương mại không công bằng và "gian lận" của quốc gia đối tác. Các chuyên gia nhận định rằng đây là một cách "ước tính gần đúng", phù hợp với mục tiêu chính sách và cho phép chính quyền nhanh chóng đưa ra các mức thuế.Lý do Mỹ áp thuế
Chính quyền Tổng thống Trump đưa ra ba lý do chính cho chính sách thuế quan mới:
-Bảo vệ ngành sản xuất trong nước: Tổng thống Trump khẳng định chính sách này giúp thúc đẩy tiêu dùng hàng nội địa, bảo vệ việc làm và giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.
-Giảm thâm hụt thương mại: Mỹ muốn thu hẹp khoảng cách giữa giá trị hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Ông Trump coi thâm hụt thương mại lớn (ví dụ, 213 tỷ USD với EU năm 2024) là bằng chứng cho thấy Mỹ đang bị các quốc gia khác "lợi dụng". Ông cho rằng mức thuế Mỹ áp đặt chỉ là để đáp trả lại các loại thuế và rào cản mà những nước khác đã dựng lên đối với hàng hóa Mỹ, dù ông lập luận rằng thuế của Mỹ còn thấp hơn.
-Tạo đòn bẩy trong các vấn đề khác: Ông cũng sử dụng thuế quan như một công cụ để gây áp lực buộc Trung Quốc, Mexico và Canada phải hành động nhiều hơn trong việc ngăn chặn dòng người di cư và ma túy vào Mỹ.
Phản ứng từ các quốc gia
Các đối tác thương mại lớn của Mỹ đã có những phản ứng mạnh mẽ trước quyết định áp thuế mới. Trung Quốc đã ngay lập tức đáp trả bằng cách áp thuế từ 10-15% đối với hàng nông sản Mỹ, đồng thời nhắm vào các ngành hàng không, quốc phòng và công nghệ.
EU cũng không đứng ngoài cuộc, áp thuế trả đũa lên hàng hóa Mỹ trị giá 26 tỷ euro, trong đó bao gồm thép, nhôm, xe máy và rượu bourbon. Canada đã công bố mức thuế 25% đối với thép, nhôm và một số hàng hóa khác nhập khẩu từ Mỹ, trong khi Mexico vẫn đang trì hoãn áp thuế trả đũa để tiếp tục đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump. Những động thái này làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu, có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.
Tại Mỹ, các nhà phân tích cảnh báo thuế quan mới có thể khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng. Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô có thể chịu tác động nặng nề khi giá xe nhập khẩu có nguy cơ tăng từ 4.000-10.000 USD do chi phí linh kiện và thuế nhập khẩu cao hơn. Ngoài ra, hàng điện tử cũng có thể trở nên đắt đỏ hơn khi linh kiện nhập khẩu từ châu Á bị đánh thuế.
Người tiêu dùng Mỹ cũng có thể phải trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm, bao gồm rượu, xi-rô phong, trái cây và nhiên liệu, do các đối tác thương mại như Canada và Mexico áp thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến sức mua của người dân và tạo ra các tác động không mong muốn đối với nền kinh tế trong nước.
Những diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc vào khả năng đàm phán giữa Mỹ và các đối tác để tránh leo thang căng thẳng.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
20:06' - 03/04/2025
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, những ngành hàng mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất hiện nay là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh ứng phó với thuế suất mới của Mỹ
19:51' - 03/04/2025
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian đàm phán mức thuế quan để hai bên cùng có lợi
19:40' - 03/04/2025
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, các mức thuế đối ứng sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.