Triều Tiên thử nghiệm mô hình kinh tế tự do
Còn quá sớm để nói tới một sự “chuyển mình”, nhưng các phóng viên quốc tế đến Bình Nhưỡng tác nghiệp nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) nhận thấy một “sự thay đổi” tại Triều Tiên.
Theo phóng viên của hãng tin AFP, ở các siêu thị tại Bình Nhưỡng có cả những lon nước ngọt Coca Cola nổi tiếng của Mỹ. Trong các cửa hàng của Nhà nước, các dịch vụ mua bán được thanh toán bằng đồng won Triều Tiên.
Nhưng đi taxi, hay ăn hiệu, hoặc mua bán lặt vặt ở vỉa hè, việc trả tiền bằng đồng đôla, euro, hay đồng Nhân dân tệ là chuyện thường tình mà không bị từ chối bao giờ. Đời sống của một phần dân cư thủ đô Triều Tiên “có vẻ dễ chịu hơn”.
Ngoại tệ được mua bán khá dễ dàng trên thị trường “chợ đen”. Điện thoại thông minh, xe hơi mới nhập của Trung Quốc hay được lắp rắp ngay tại Triều Tiên xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố. Những người bán hàng rong thập thò ở các ngã tư, nhưng họ không còn bị đuổi bắt.
Những người giàu có bắt đầu mua nhà ở các chung cư. Chế độ dòng họ Kim vẫn chủ trương “tự lực tự cường”, không lệ thuộc vào hàng hóa, vào tiền tệ của nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế thì khác.
Kinh tế Triều Tiên đang “từng bước thay đổi”. Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Khoa học Xã hội Bình Nhưỡng nói với phóng viên AFP: “Triều Tiên là một quốc gia xã hội chủ nghĩa, theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa (…) và không hướng tới một kế hoạch cải tổ theo mô hình kinh tế thị trường”.
AFP và báo Les Echos cùng đưa ra nhận định: Tuyên bố chính thức này của một quan chức tại Bình Nhưỡng khác hẳn với những quyết định gần đây của Kim Jong Un. Les Echos nói tới “vùng xám” trong kinh tế Triều Tiên, nơi ở đó Nhà nước trên nguyên tắc vẫn kiểm soát tất cả, song người dân bắt đầu được mua bán với nhau.
Theo Giáo sư Andrei Lankov giảng dạy tại đại học Kookmin-Seoul, “giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng hiểu được rằng, nếu không để cho thị trường hoạt động, thì kinh tế không thể khá lên được, cho dù là ở một mức còn kém cỏi như hiện tại”. Andrei Lankov là tác giả một công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế Triều Tiên được đăng trên tạp chí của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Mỹ.
Một điều đáng chú ý khác, là cán bộ Nhà nước Triều Tiên được chỉ thị “không can thiệp vào các hoạt động kinh tế của tư nhân dù về mặt lý thuyết thì đó vẫn là những hoạt động bất hợp pháp”. AFP dẫn lời một số nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng khu vực kinh tế tư nhân có thể chiếm từ 25-50% GDP của Triều Tiên.
Tại một đất nước khép kín như Triều Tiên, chỉ số tăng trưởng được giữ kín như bí mật quốc gia. Ngay cả các chuyên gia Hàn Quốc không thể xác định được rằng trong năm 2015, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng hay suy thoái. Có điều, bước chuyển biến, dù chỉ mới manh nha trên quê hương của Kim Nhật Thành, khiến mọi người liên tưởng đến những bước đầu trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc dưới năm tháng Đặng Tiểu Bình.
Như ghi nhận của các chuyên gia, Bắc Kinh, đồng minh thân thiết nhất của chế độ Bình Nhưỡng đang khuyến khích Triều Tiên theo gương Trung Quốc. Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Khoa học Xã hội Bình Nhưỡng nhìn nhận “chính sách cải tổ của Trung Quốc phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia này. Người Trung Quốc ước ao và mong mỏi tiến trình cải tổ đó”. Nhưng Triều Tiên vẫn “quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa”.
Đáp lời chuyên gia Triều Tiên, Giáo sư Lankov, Đại học Seoul cho rằng, Triều Tiên không bao giờ nhìn nhận là phải “học tập” kinh nghiệm của nước khác. Nhưng điều đó không ngăn cản Bình Nhưỡng âm thầm đi theo mô hình mà Bắc Kinh đã vạch ra, bởi mô hình đó đã giúp kinh tế Trung Quốc thành công mỹ mãn, để quốc gia châu Á này vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
>>> Mỹ cân nhắc đưa Triều Tiên vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố
- Từ khóa :
- triều tiên
- CHDCND triều tiên
- kinh tế triều tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên cải tiến tàu ngầm có thể phóng nhiều tên lửa
18:03' - 21/04/2017
Kết quả nghiên cứu hình dạng bên ngoài tàu ngầm lớp “Cá voi” của Triều Tiên cho thấy đã có sự thay đổi nhiều về mặt kỹ thuật ở khu vực bệ phóng để có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa đạn đạo.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Hàn Quốc ra lệnh sẵn sàng đáp trả hành động khiêu khích của Triều Tiên
12:49' - 20/04/2017
Quyền Tổng thống kiêm Thủ tướng Hàn Quốc đã yêu cầu quân đội cần theo dõi chặt chẽ khả năng Triều Tiên tiến hành các hành động khiêu khích và tăng cường khả năng sẵn sàng đáp trả ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu USS Carl Vinson của Mỹ đang trên đường đến Bán đảo Triều Tiên
11:52' - 20/04/2017
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định hạm đội này đang trên đường đến Bán đảo Triều Tiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21'
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11'
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35'
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24'
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05'
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26'
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine ký Bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản
08:26'
Ngày 17/4, Ukraine thông báo nước này và Mỹ đã ký một Bản ghi nhớ, coi đây là bước đầu hướng tới việc đạt thỏa thuận về phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản ở Ukraine.