Trừng phạt và trả đũa lẫn nhau: Liệu có "gậy ông đập lưng ông"?
Chính giới Mỹ và châu Âu coi việc áp đặt trừng phạt là cách duy nhất để gây ảnh hưởng đối với Kremlin, mặc dù những biện pháp này gần như không mấy hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng.
Vì thế có lẽ cần có một hướng đi khác trong việc giải quyết vấn đề trên bởi rõ ràng khi trừng phạt Nga, châu Âu cũng đang tự làm hại chính mình.
Theo trang mạng của tạp chí Eurasia Review, năng lượng là yếu tố khiến mối quan hệ giữa Nga và châu Âu vô cùng phức tạp. Châu Âu bắt đầu tăng lượng khí đốt mua từ Nga sau giai đoạn giảm nguồn cung từ 2001-2014.Ví dụ, EU năm ngoái đã tiêu thụ tổng cộng 447 tỷ mét khối khí đốt, và 34% số này là từ Nga. Nhu cầu tiêu thụ dự kiến sẽ còn tăng bởi nguồn khí đốt dự trữ của châu Âu đang có xu hướng giảm mạnh trong thập kỷ tới.
Điều này cho thấy châu Âu buộc phải hợp tác với Nga và nỗ lực tìm kiếm những nhượng bộ nhất định.
Trong lúc Mỹ có những ý định riêng và một trong số đó là đề xuất cung cấp khí đốt cho châu Âu. Washington và Moskva là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp khí đốt cho châu Âu, điều khiến một số nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng giới hoạch định chính sách Mỹ đang làm mọi cách để thúc đẩy các lợi ích kinh tế của họ bất chấp những thiệt hại mà châu Âu có thể sẽ phải gánh chịu.
Một dự luật được Thượng viện Mỹ đưa ra nhấn mạnh: “Chính phủ Mỹ phải ưu tiên xuất khẩu các nguồn năng lượng của Mỹ để tạo ra việc làm cho người dân Mỹ, giúp đất nước…, và củng cố chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Eurasia Review cho rằng Mỹ đang tìm cách cản trở dự án Dòng chảy phương Bắc 2 do Nga thúc đẩy, điều mà Mỹ xem là một mối đe dọa lớn đối với lợi ích kinh tế của họ.
Trong khuôn khổ dự án này, Nga dự kiến xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt có công suất hàng năm lên tới 55 tỷ mét khối khí đốt.
Các đường ống mới sẽ đưa khí đốt từ Nga, xuyên Biển Baltic để trực tiếp tới Đức, thay vì phải đi qua Ukraine. Dự án đó sau khi hoàn thành dự kiến sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các nước tham gia.
Thực tế kế hoạch trên từng gây nhiều chia rẽ trong nội bộ EU, bởi các nước ở Đông Âu và vùng Baltic lo ngại EU có thể sẽ gia tăng phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga, trong khi Đức và nhiều quốc gia Bắc Âu lại ủng hộ Dòng chảy phương Bắc 2.
Gần đây, EU và Nga đã đạt đồng thuận để thúc đẩy dự án này và thời gian khởi động dự kiến vào đầu năm 2018 ở cả hai đầu Nga và Đức.
Trong khi đó, Mỹ đang tích cực tìm cách tăng nguồn xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG), với mục tiêu đưa Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu và khí đốt lớn nhất, khiến các nước khác giảm nguồn phụ thuộc vào Nga.
Tuy nhiên vẫn chưa rõ liệu giá khí đốt của Mỹ có thể thấp hơn mức giá mà Tập đoàn Gazprom của Nga đưa ra hay không. Theo Forbes, Mỹ có kế hoạch tăng việc bán LNG đến mức 10-12 tỷ mét khối/ngày vào năm 2020, chiếm tới 1/3 thị trường thế giới, và có thể vượt mặt Nga.
Hiện các công ty Mỹ đã xuất khẩu LNG tới hơn 20 quốc gia, và đang từng bước tìm cách mở rộng danh sách khách hàng từ Mỹ Latinh, châu Á và giờ là châu Âu.
Tạp chí Eurasia Review nhận xét việc Mỹ kêu gọi châu Âu gia hạn lệnh trừng phạt Nga, tìm cách gây mâu thuẫn và xung đột để cản trở các dự án của Nga trong khu vực, song song với việc đẩy mạnh việc xuất khẩu năng lượng tới châu Âu, thực chất là một việc làm khá táo bạo và nhiều rủi ro nhằm tranh giành thị phần năng lượng chứ không chỉ đơn thuần là vì mục đích chính trị, như trừng phạt Nga vì các hành vi can thiệp tại Ukraine.
Trên thực tế những biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva là nỗ lực của Mỹ và EU để buộc Nga xem xét lại chính sách tại Ukraine và một số khu vực khác ở châu Âu và Trung Đông.
Trong bối cảnh Nga không thể ngừng cung cấp khí đốt và dầu mỏ cho phương Tây còn các nước châu Âu khó tìm nguồn cung thay thế, các lệnh trừng phạt và trả đũa lẫn nhau làm cả hai phía bị tổn thất đáng kể về mặt kinh tế.
Ước tính, các biện pháp trừng phạt gây thiệt hại cho các nước áp đặt khoảng 3,2 tỷ USD/tháng, trong lúc kinh tế Nga cũng bị thiệt hại nhiều tỷ USD. Cách đây chừng 3 năm khi Nga đưa ra lệnh cấm nhập để trả đũa, giá nông sản của Pháp đã giảm mạnh.
Các nước Ba Lan, Pháp, Hà Lan bị thiệt hại nhiều nhất vì lượng nông sản họ xuất sang Nga đều ở mức 1,6-2 tỷ USD/năm. Có ý kiến cho rằng giờ đã đến lúc châu Âu cần bảo vệ các lợi ích của mình và phân định rạch ròi giữa chính trị với các lợi ích kinh tế.
Vấn đề mà châu Âu cần nhìn nhận là tại sao lại phải cam kết thúc đẩy các lợi ích kinh tế của Mỹ và tiếp tục đối đầu về mặt chính trị với một đối tác có thể đem lại cho họ nhiều lợi thế kinh tế hơn?
Ngày 11/7, sau cuộc tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Brussels, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Federica Mogherini cho biết EU coi mối quan hệ hợp tác với Nga là "cốt yếu".Trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, bà Mogherini khẳng định dù EU và Nga không có chung quan điểm trên tất cả các vấn đề, nhưng điều cốt yếu là hai bên đều mong muốn đối thoại và hợp tác trong bất cứ lĩnh vực nào có thể và hiện nay hai bên cũng đã xác định được các lĩnh vực cần hợp tác.
Đại diện cấp cao EU, người đã có chuyến thăm Nga ngày 24/4 vừa qua, cho biết bà thường xuyên trao đổi với người đứng đầu ngành ngoại giao Nga về các vấn đề quốc tế có ảnh hưởng tới lợi ích của EU và Nga.
>>> Nga gia hạn 1 năm lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ phương Tây
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ muốn "trao đổi" với Nga để dỡ bỏ trừng phạt
13:47' - 14/07/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn "trao đổi" với Nga để đổi lấy việc Mỹ dỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Moskva.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ hạn chế các cơ quan chính phủ mua sản phẩm của công ty an ninh mạng Nga
16:58' - 12/07/2017
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã loại Công ty an ninh mạng Kaspersky Lab của Nga ra khỏi 2 danh sách nhà cung cấp mà các cơ quan chính phủ nước này có thể mua hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẽ không thảo luận điều kiện dỡ bỏ trừng phạt với EU
07:41' - 11/07/2017
Phía Nga một lần nữa nhấn mạnh sẽ không thảo luận các điều kiện dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Moskva.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thống Putin chỉ trích lệnh trừng phạt nhằm vào Nga
15:22' - 06/07/2017
Ngày 6/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích việc áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này, đồng thời kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này