Ứng phó với bão số 16: Huy động lực lượng trực 24/24 giờ để kịp thời hỗ trợ người dân
Đến 14 giờ 30 ngày 25/12, huyện ven biển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã cơ bản hoàn thành các phương án phòng, chống bão số 16, trong đó tập trung vào công tác di dời người dân ở vùng có nguy cơ bị thiệt hại đến nơi an toàn.
Ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ cho biết: Công tác di dời người dân đến địa điểm an toàn được huyện thực hiện gấp rút từ trưa 24/12 ngay sau khi có chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Việc di dời người dân được thực hiện theo phương án tại chỗ, đến trú ẩn tại các công trình kiên cố trên địa bàn như trụ sở xã, trường học, nhà văn hóa. Toàn huyện đã di dời gần 5.000 người đến điểm an toàn, trong đó xã đảo Thạnh An di dời hơn 800 người đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa và trường học. Huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động người dân chằng chống nhà cửa kiên cố nhằm tránh thiệt hại, đảm bảo đầy đủ lương thực, nước uống cho những người đến địa điểm tránh bão. Huyện cũng đã hướng dẫn hơn 1.000 phương tiện đánh bắt cá vào nơi neo đậu an toàn, kêu gọi những hộ nuôi thủy sản và các chòi canh vào đất liền. Các đò ngang, đò dọc trên địa bàn huyện đã dừng hoạt động, các tàu, đò đã neo đậu vào nơi an toàn.Trong khi đó, ông Đặng Văn Cư, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Duyên Hải, phụ trách cung cấp điện huyện Cần Giờ cho biết: Đơn vị đã kiểm tra, gia cố hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện, chuẩn bị trang thiết bị và hơn 70 công nhân trực 24/24 giờ nhằm sẵn sàng thực hiện công tác khắc phục khi xảy ra sự cố về điện. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã chuẩn bị sẵn 5 máy phát điện đặt tại Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, bệnh viện huyện, xã đảo Thạnh An và dự phòng tại chi nhánh Công ty nhằm sẵn sàng phát điện cung cấp cho các cơ quan, đơn vị khi có sự cố về điện.
Theo bác sĩ Huỳnh Văn Luyến, Giám đốc Bệnh viện Cần Giờ, đến trưa 25/12, bệnh viện đã phân chia các kíp trực sẵn sàng ứng phó khi bão đổ bộ. Các kíp trực luôn chủ động 24/24 giờ, các nhân viên y tế của bệnh viện luôn trong tư thế sẵn sàng điều động, Bệnh viện cũng đã cử 3 nhân viên y tế đến đảo Thạnh An hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe người dân trên đảo. Thuốc men, dược phẩm được chuẩn bị sẵn sàng. Trước đó, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 16 tại huyện Cần Giờ. Tại buổi kiểm tra, ông Lê Thanh Liêm chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ trong chiều 24/12 buộc phải di dời người dân đang sinh sống trong những căn nhà không an toàn vào nơi an toàn. Đồng thời, toàn bộ học sinh trên địa bàn huyện Cần Giờ được nghỉ học ngày 25, 26/12. Ứng phó với bão số 16, ngày 25/12, các địa phương trong tỉnh Tiền Giang đã thực hiện phương án di dời người dân, tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn. Ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, Tiền Giang, cho biết: Gò Công Đông là huyện giáp biển, nguy cơ chịu nhiều ảnh hưởng bão số 16. Do đó, từ ngày 24/12 đến nay, huyện đã thực hiện phương án di dời hơn 20.000 người dân ở 9 xã vào trú ẩn ở những nơi an toàn. Ngoài ra, huyện đã kêu gọi tàu thuyền đánh cá ở khu vực ven biển và xa bờ vào neo đậu ở các cửa biển an toàn; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân chằng chống hơn 1.600 nhà cửa, kêu gọi các chủ bãi nuôi nghêu vào bờ trú ẩn. Huyện Gò Công Đông chuẩn bị lực lượng và phương tiện xe thực hiện cứu hộ đê biển, điều động cứu hộ khi cần thiết. Tại huyện Tân Phú Đông, huyện cù lao duy nhất của tỉnh Tiền Giang, từ sáng sớm 25/2, hàng ngàn người dân đã chuẩn bị đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa để rời đi tránh bão. Ông Lê Quốc Khánh, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông cho biết, toàn huyện có gần 44.000 nhân khẩu. Huyện đã xây dựng phương án cụ thể, đối phó với bão và thiên tai hàng năm theo phương châm “4 tại chỗ” và “ 3 sẵn sàng”. Đến đầu giờ chiều 25/12, thành phố Cần Thơ đã hoàn tất công tác di dời dân trên khu vực Cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) nằm giữa sông Hậu và khu vực đầu Cồn Khương (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) vào đất liền tránh bão. Ông Lê Hoàng Nam, Bí thư Quận ủy Bình Thủy cho biết, đến đầu giờ chiều 25/12, quận Bình Thủy đã cơ bản đưa người dân trên khu vực Cồn Sơn, chủ yếu là người già, trẻ nhỏ vào đất liền trú bão. Bên cạnh đó, quận cũng di dời 6 người già, 4 trẻ nhỏ sinh sống ở đầu Cồn Khương, thuộc quận Bình Thủy vào đất liền tránh bão. Riêng 31 người sinh sống trên các bè ở dọc Cồn Sơn, đến trưa 25/12, lực lượng chức năng quận Bình Thủy cũng đã di dời vào đất liền an toàn. Để đảm bảo tài sản của các hộ dân trên khu vực Cồn Sơn, đầu Cồn Khương đã di dời, quận Bình Thủy đã bố trí lực lượng công an, quân sự ứng trực 24/24 giờ để bảo vệ tài sản cho người dân và kịp thời khắc phục các sự cố khi bão đổ bộ. Cồn Sơn cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 4 km, nằm giữa sông Hậu. Cồn Sơn có diện tích khoảng 70 ha, được bao bọc xung quanh bởi vườn tược và cây cối lớn, khoảng 100 hộ dân sinh sống trên cồn. Đây là khu vực dễ bị thiệt hại nhất khi có bão. Cồn Khương cũng nằm giữa sông Hậu, cách Cồn Sơn khoảng 1,5 km, là khu vực dễ bị thiệt hại khi có bão.... Sáng 25/12, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Võ Thành Thống đã có công văn yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thành phố; thủ trưởng cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cho phép nữ công chức, viên chức, người lao động có con nhỏ đang công tác tại cơ quan, đơn vị được nghỉ làm việc từ chiều 25/12 đến hết ngày 26/12 để chăm con nhỏ. Toàn bộ học sinh trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng được nghỉ học ngày 25 và 26/12 để tránh bão. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, công tác phòng chống bão số 16 đang được thực hiện khẩn trương. Tại huyện Côn Đảo, các hộ dân đang hoàn tất công tác chằng chống nhà cửa chắc chắn để đảm bảo an toàn trước khi bão đổ bộ. Ngày 25/12, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục đi kiểm tra, nhắc nhở nhân dân chủ động phòng chống bão, đặc biệt là các hộ sống tạm bợ ven sông, nuôi cá lồng bè trên các sông thuộc địa bàn huyện Tân Thành và thành phố Vũng Tàu.Đến đầu giờ chiều 25/12, qua kiểm tra, soát xét của chính quyền các địa phương, bộ đội biên phòng, toàn bộ người dân đã di dời đến nơi an toàn. Tàu bè neo đậu trong các cảng, trên sông đều được hướng dẫn neo đậu, chằng buộc đúng quy cách để hạn chế va đập, cháy nổ.
Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cũng cho biết, đã sắp xếp chỗ neo đậu cho các tàu trong các cảng, sông Gò Da nên hiện tại không còn tàu nào neo đậu trên biển ở khu vực phao số 0. Các cảng trên sông Thị Vải-Cái Mép, sông Dinh cũng đã hạ cần cẩu, thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ tài sản. Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre, đến 14 giờ ngày 25/12, địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời, sơ tán hơn 41.000 người dân đến nơi an toàn để tránh bão số 16. Số người được di dời chủ yếu ở các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Chợ Lách, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và thành phố Bến Tre. Trong đó, đa phần là người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ; người dân ở các khu vực xung yếu, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng; trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, vùng ven biển, cửa sông có nguy cơ bị sóng to, gió lớn, ngập sâu; khu vực có nguy cơ sạt lở, các cồn… Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bến Tre, hiện tại các phương tiện đánh bắt thủy hải sản xa bờ, đánh bắt ven bờ của tỉnh, kể cả người dân trên các chòi canh thủy sản, hàng đáy đã đi vào đất liền tránh trú bão an toàn. Toàn tỉnh đã thông tin, kêu gọi được 3.207 phương tiện với 16.450 người; trong đó đang neo đậu có 3.081 phương tiện với 15.605 người… Hiện nay, các khu du lịch ven biển, các cồn, khu vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh đã tạm dừng hoạt động. Tỉnh Bến Tre chỉ đạo các ngành, các địa phương trong đêm 25/12 phải chủ động bố trí lực lượng tại chỗ thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản trong cơ quan, đơn vị, đồng thời phân công lãnh đạo chủ chốt trực để kịp thời chỉ đạo, điều hành công tác phòng tránh, ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ", 3 "sẵn sàng". Trước diễn biến bất thường của bão số 16, sáng 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Trần Hoàng Tựu cùng lực lượng chức năng đã đến khu vực neo đậu các bè cá thuộc địa bàn huyện Long Hồ và thành phố Vĩnh Long để hướng dẫn, vận động người dân neo đậu bè, nhanh chóng di dời đến nơi tránh bão an toàn. Các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã sơ tán hơn 2.390 hộ dân với hơn 3.800 người đến nơi ở an toàn để tránh bão số 16. Hiện tỉnh đã bố trí gần 40 điểm trú bão an toàn tại các cơ quan, trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường, nhà văn hóa, trường học… Theo ông Trần Hoàng Tựu, qua kiểm tra cho thấy, công tác phòng tránh, ứng phó với bão số 16 tại các địa phương đang được tích cực triển khai. Tại các địa phương trên địa bàn huyện Long Hồ, chính quyền đã đến từng nhà các hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng do bão để vận động, hỗ trợ di dời đến nơi ở an toàn; đồng thời huy động lực lượng trực 24/24 giờ để kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó bão. UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung hoàn tất việc vận động, sơ tán, di dời các hộ dân đang sinh sống trên lồng bè nuôi cá, các hộ sống ven sông, hộ có nhà yếu, không đảm bảo đến nơi tránh bão an toàn trong chiều 25/12. Đối với các hộ sống ở khu vực nuôi bè cá, khu vực nguy cơ sạt lở, nguy cơ ảnh hưởng do bão, nếu người dân không di dời, địa phương sẽ có biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng người dân./.Tin liên quan
-
Tin ảnh
Các địa phương sẵn sàng ứng phó với bão số 16
16:25' - 25/12/2017
Trước giờ cơn bão số 16 đổ bộ, các tỉnh trong vùng ảnh hưởng đã đình chỉ hoạt động tại bến cảng, di dời người dân đến nơi an toàn và chuẩn bị đầy đủ lương thực thực phẩm dùng trong nhiều ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Huyện đảo Trường Sa an toàn qua bão số 16
11:29' - 25/12/2017
Rạng sáng 25/12, bão số 16 sau khi ảnh hưởng trực tiếp đã vượt qua khỏi huyện đảo Trường Sa.
-
Kinh tế & Xã hội
Hỗ trợ người dân gia cố lồng bè nuôi cá ứng phó mưa bão số 16
11:18' - 25/12/2017
Sáng 25/12, trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện mưa trên diện rộng và ngày càng nặng hạt. Cơn mưa bất thường xuất hiện trong tháng 12 là do ảnh hưởng cơn bão số 16 (Tembin).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thành lập Sở Chỉ huy phía trước ứng phó với bão số 16 tại Trà Vinh
11:14' - 25/12/2017
Sáng 25/12, gần 300 cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Trà Vinh tiếp tục được tăng cường đến địa bàn các huyện ven biển để sẵn sàng ứng phó với bão số 16.
-
Doanh nghiệp
PVN chủ động ứng phó trước cơn bão số 16
11:04' - 25/12/2017
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên đã sẵn sàng ứng phó với con bão số 16 (tên quốc tế là Tembin).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.