Vì sao thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc?
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chứng kiến đà sụt giảm mạnh ngay trong phiên giao dịch mở đầu Năm mới 2016 (4/1) khi giảm tới 7% khiến hệ thống đã phải ngừng giao dịch tự động trước giờ đóng cửa.
Tiếp đó, trong ngày giao dịch thứ hai 5/1, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tiếp tục biến động mạnh, và đóng cửa trong trạng thái giảm nhẹ dù Trung Quốc đã bơm tới 20 tỷ USD vào thị trường để tránh một sự sụp đổ hệ thống tiếp theo. Trong ngày giao dịch thứ tư của năm 2016 (ngày 7/1), thị trường chứng khoán Trung Quốc lại một lần nữa phải đóng cửa tự động.
Như vậy, chỉ sau bốn phiên đầu năm 2016, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất trên 10% và xóa sạch những nỗ lực hồi phục kể từ sau sự “sụp đổ” của thị trường từ giữa năm 2015.
Những diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc cho thấy nhà đầu tư vẫn trong trạng thái bất an trước những tín hiệu thiếu bền vững từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một bộ phận các nhà đầu tư lớn nắm nhiều cổ phiếu vẫn đang chờ cơ hội “xả hàng” để thoái vốn trên thị trường chứng khoán. Điều này trùng với thời điểm lệnh cấm các nhà đầu tư sở hữu trên 5% vốn bán cổ phiếu trong thời hạn sáu tháng kể từ tháng 6/2015 hết hạn ngày 8/1. Tuy vậy, tình hình hiện nay khác với thời điểm giữa năm 2015 khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm mạnh tới 40%. Chính sự “sụp đổ” của thị trường cổ phiếu Trung Quốc giữa năm 2015 vừa qua đã khiến Trung Quốc phải tiến hành các biện pháp khắc nghiệt như cấm các nhà đầu tư lớn (nắm trên 5% cổ phiếu) bán cổ phiếu trong vòng sáu tháng, áp dụng cơ chế ngừng giao dịch tự động khi chỉ số sụt giảm tới 7%....Và ngày 4/1 vừa qua là lần đầu tiên hệ thống tự động ngừng giao dịch. Phiên giao dịch cho thấy nhà đầu tư và thị trường cảm thấy lo lắng về "sức khỏe" của nền kinh tế Trung Quốc cũng như tính ổn định của đồng NDT. Trong sáng ngày 7/1, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) lại tiếp tục phá giá đồng NDT thêm 0,5%.
Việc lựa chọn mức tăng/giảm 7% là mức “chốt” để hệ thống tự động ngừng giao dịch một mặt có thể giúp thị trường khỏi sụp đổ trong trường hợp thị trường quá hoảng loạn. Nhưng ở khía cạnh khác nó làm thị trường thêm lo lắng và có thể dẫn tới những quyết định “tháo chạy” trong các phiên tiếp theo khi nhà đầu tư cảm thấy không bán được cố phiếu.
Nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc đưa ra mức tăng/giảm 7% thì đóng cửa thị trường là quá hẹp. Ngoài ra, việc cấm các nhà đầu tư lớn bán cổ phiếu là một biện pháp phi thị trường. Chính những biện pháp này của Trung Quốc lại có thể làm mất thêm niềm tin của nhà đầu tư.
Có thể coi hai phiên sụt giảm tới 7% trong những ngày đầu năm là một sự “sụp đổ nhỏ” của thị trường chứng khoán Trung Quốc, đưa chỉ số trên sàn giao dịch Thượng Hải về cận ngưỡng tâm lý nguy hiểm 3.000 điểm, tức về gần tới mức thấp nhất trong đợt sụt giảm giữa năm 2015. Đây là một dấu hiệu khá lạ bởi trong những ngày cuối năm 2015 và đầu năm 2016, các chỉ số của nền kinh tế Trung Quốc cơ bản ổn định, ngoại trừ có yếu tố tác động từ tình hình khủng hoảng chính trị tại Trung Đông giữa Iran và Saudi Arabia và tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H.
Sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và những câu hỏi về tình hình "sức khỏe" của nước này đã có tác động mạnh tới thị trường chứng khoán toàn cầu. Các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng giảm mạnh trong phiên đầu năm và tiếp tục giảm trong các phiên tiếp theo. Riêng trong ngày 4/1, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm tới 2,47%, chỉ số DAX 30 của Đức giảm tới 4,28%, chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ cũng giảm tới 2,4%. Các chỉ số chứng khoán trên thế giới giảm mạnh do lo ngại về sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và những căng thẳng địa chính trị, nhất là tại khu vực Trung Đông và bán đảo Triều Tiên. Tuy vậy, giới phân tích vẫn tỏ ra ngạc nhiên vì sự suy giảm trong tăng trưởng của Trung Quốc không phải là thông tin mới.
Điều đó cho thấy bất kỳ một tin tức mới nào về những điểm yếu của Trung Quốc cũng có thể khiến thị trường toàn cầu phản ứng mạnh tại thời điểm này. Khó có thể hiểu được các mối liên hệ, tác động của thị trường chứng khoán Trung Quốc sang các thị trường châu Âu và thế giới.
Chính phủ và nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng hết mức để tránh những cú sốc chứng khoán và đã đưa ra các biện pháp mới trên thị trường (có thể gia hạn lệnh cấm các nhà đầu tư lớn nắm từ 5% cổ phiếu các công ty niêm yết không được bán cổ phiếu, tạm ngừng IPO các doanh nghiệp mới…). Vấn đề là nếu thường xuyên thay đổi các quy định hay luật lệ lại gây ra những tác động tiêu cực bởi nhà đầu tư sẽ có xu hướng rời bỏ các thị trường thiếu ổn định để tìm đến những nơi có tính an toàn hơn. Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra các chương trình kích thích kinh tế, bơm tiền ra thị trường, tăng tín dụng cho thị trường bất động sản…. Nhưng vấn đề lớn của Trung Quốc hiện nay lại nằm trong việc làm sao cơ cấu lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm nguồn lực lớn nhưng làm ăn không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng đang muốn đem tiền ra nước ngoài thay vì đầu tư trong nước. Về chính sách tiền tệ, PBoC đang tính tới việc tiếp tục cắt giảm lãi suất để hướng dòng tiền vào thị trường và đầu tư.Tuy vậy, khó có thể nói các biện pháp của Chính phủ Trung Quốc có thể ngăn được một sự sụp đổ tiếp theo của TTCK trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc lần thứ hai phải đóng cửa
11:36' - 07/01/2016
Thị trường chứng khoán Thượng Hải đã phải tạm ngừng giao dịch 15 phút sau khi mở cửa phiên giao dịch ngày 7/1.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán Trung Quốc lại tạm ngừng giao dịch 15 phút
10:19' - 07/01/2016
Theo Tân Hoa xã, sáng 7/1, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phải ngừng giao dịch trong 15 phút sau khi giá các cổ phiếu sụt giảm mạnh.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán Trung Quốc phục hồi
17:19' - 06/01/2016
Thị trường Thượng Hải cuối cùng đã phục hồi khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương), bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đi xuống, gây hiệu ứng dây chuyền
12:28' - 05/01/2016
Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đã tạo ra hiệu ứng sụt giảm dây chuyền trên nhiều thị trường chứng khoán các nước, đặc biệt tại khu vực Bắc Mỹ.
-
Chứng khoán
Tác động của chứng khoán Trung Quốc tới Việt Nam là chưa đáng kể
12:12' - 05/01/2016
Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.