Vì sao Trung Quốc muốn nắm giữ trái phiếu Mỹ?
Ông Scott Miller, cố vấn cấp cao và người đứng đầu nhóm nghiên cứu các vấn đề kinh tế quốc tế thuộc CSIS, đã làm rõ vai trò của trái phiếu Chính phủ Mỹ đối với kinh tế toàn cầu và giải thích nguyên nhân Trung Quốc mua trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Nhiều người lo ngại rằng việc Trung Quốc trở thành chủ nợ của Mỹ có thể khiến kinh tế Trung Quốc có tác động đối với Mỹ. Tuy nhiên, ông Miller cho rằng việc Trung Quốc nắm giữ nợ của Mỹ có tính chất ràng buộc nhiều hơn.Nếu Trung Quốc muốn thu hồi các khoản nợ, nước này cũng chỉ có thể đưa ra các yêu cầu đối với Mỹ và khó có thể đưa ra biện pháp cưỡng chế. Hơn nữa, các khoản nợ của Mỹ được rất nhiều bên nắm giữ và là một tài sản cực kỳ được mong đợi trên thị trường. Nếu Trung Quốc muốn bán khoản nợ của Mỹ, ngay lập tức các nước khác sẽ mua vào.
Trong tháng 6/2014, Trung Quốc bắt đầu bán các tài sản nước ngoài, với tổng giá trị lên tới 500 tỷ USD. Việc bán tháo lượng tài sản có trị giá lớn như vậy cũng không tác động lớn đến kinh tế Mỹ hay khiến Washington phải đưa ra các biện pháp đối phó. Hơn nữa, Trung Quốc cần duy trì việc nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của đồng NDT.Nếu Trung Quốc đột nhiên giảm dự trữ bằng đồng USD, tỷ giá hối đoái của đồng NDT sẽ tăng, khiến hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên đắt hơn trên thị trường nước ngoài. Bởi vậy, việc nắm giữ nợ Mỹ không khiến Trung Quốc có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế đối với Mỹ.
Trung Quốc mua nợ Chính phủ Mỹ với lý do giống với các nước khác. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 khiến các nền kinh tế châu Á, trong đó có Trung Quốc củng cố dự trữ ngoại tệ như một kênh an toàn.Trung Quốc duy trì lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ qua thời gian để ngăn chặn dòng tiền đổ vào các hoạt động thương mại và đầu tư ra nước ngoài, nhất là trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc có nhiều bất ổn. Việc Trung Quốc giữ một lượng USD lớn cho thấy sức mạnh của Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu và đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nói rộng hơn, nợ của Mỹ là một tài sản an toàn.
Với vai trò là đồng tiền dự trữ của cả thế giới, đồng USD được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch quốc tế. Hàng hóa thương mại được định giá theo đồng USD và vì nhu cầu sở hữu đồng USD cao nên các quốc gia giữ nợ Mỹ cũng rất dễ thu hồi lại tiền nếu muốn. Hơn nữa Chính phủ Mỹ không bao giờ không thanh toán các khoản nợ của mình.
Mặc dù trái phiếu Chính phủ Mỹ rất hấp dẫn nhưng các khoản nợ liên tiếp cũng khiến các nhà kinh tế băn khoăn, do lo ngại sự dừng lại đột ngột của dòng vốn chảy vào Mỹ có thể tạo nên một cuộc khủng hoảng.Trong phạm vi khu vực, các quốc gia châu Á giữ khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ Mỹ như là một cách phản ứng với vụ khủng hoảng tài chính năm 1997.
Trong suốt giai đoạn này, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Thái Lan đều chứng kiến đầu tư sụt giảm mạnh từ 93 tỷ USD xuống đến mức âm 12,1 tỷ USD.
Phản ứng lại điều này, Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã duy trì khoản dự trữ ngoại tệ lớn trong đó có đồng USD. Chính sách này được chứng minh là đúng khi các nền kinh tế châu Á bắt đầu nhanh chóng phục hồi năm 2008. Ở phạm vi quốc gia, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc buộc phải mua trái phiếu Mỹ và các tài sản nước ngoài khác để kiềm chế lạm phát.
Thống kê cho thấy 66% trái phiếu Mỹ là nằm trong tay các thành phần và tổ chức tài chính trong nội bộ Mỹ. Nắm giữ trái phiếu Mỹ chính là một cách dự trữ tài sản ít rủi ro, có tính thanh khoản cao. Tất cả các thành phần trong nội bộ Chính phủ Mỹ, kể cả Cơ quan An sinh Xã hội Mỹ, giữ khoảng 28% trái phiếu Chính phủ Mỹ.Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đứng thứ hai trong việc nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ, với khoảng 14%. Tại sao một quốc gia lại mua chính khoản nợ của họ? Bởi Fed phải điều chỉnh số lượng tiền trong một chu trình lưu thông tiền tệ cho phù hợp với môi trường kinh tế. Fed thực hiện chức năng này thông qua các hoạt động thị trường mở, mua và bán tài sản tài chính như trái phiếu Chính phủ nhằm thêm vào hoặc rút bớt đi lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.
Bằng việc mua tài sản từ các ngân hàng, Fed đưa nguồn tiền mới vào chu trình lưu thông tiền tệ, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng cho vay nhiều hơn, thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế.
Ngoài Fed và Cơ quan An sinh Xã hội, một số các tổ chức tài chính khác của Mỹ nắm khoảng 24% trái phiếu Chính phủ Mỹ. Các thành phần tài chính này bao gồm chính quyền các bang địa phương, các quỹ tương hỗ, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng Mỹ.
Về tổng thể, các nước khác giữ một phần khá nhỏ trái phiếu Chính phủ Mỹ. Các khoản trái phiếu Mỹ do nước ngoài nắm giữ nhảy vọt vào tháng 02/2016, chủ yếu là do Trung Quốc (nắm 1,25 tỷ USD) và Nhật Bản (nắm 1,13 tỷ USD). Bộ Tài chính Mỹ thông báo rằng tổng số trái phiếu Mỹ do nước ngoài sở hữu hiện là 6,24 tỷ USD.Trên thực tế, việc trái phiếu chính phủ phần lớn được nắm giữ bởi các thành phần trong nước là phổ biến. Các tổ chức tài chính châu Âu cũng nắm phần lớn trái phiếu của châu Âu. Tương tự, các thành phần tài chính Nhật Bản nắm khoảng 90% trái phiếu chính phủ nước này.
Như vậy, nợ chính phủ hầu hết được sử dụng như là một phương tiện điều hành của các chính phủ khi họ muốn duy trì giá trị đồng nội tệ ổn định so với các nền kinh tế khác./.
- Từ khóa :
- Mỹ
- trái phiếu
- trung quốc
- chủ nợ
- trái phiếu mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tín dụng tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh nhất trong gần 15 năm
05:27' - 08/05/2016
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa cho biết tín dụng tiêu dùng của nước này trong tháng 3/2016 đã tăng 10% so với tháng trước đó lên 29,7 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng mạnh nhất hơn 1 năm qua
07:00' - 07/05/2016
Bộ Lao động Mỹ ngày 5/5 công bố báo cáo cho hay số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của nước này trong tuần trước đã tăng nhiều hơn dự kiến, qua đó ghi dấu lần tăng mạnh nhất trong hơn một năm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể mất 400 tỷ USD nếu thực thi chính sách nhập cư của tỷ phú Trump
05:06' - 07/05/2016
Việc trục xuất tất cả những người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ theo cam kết của ông Donal Trump nếu đắc cử Tổng thống có thể khiến GDP của Mỹ mất bớt khoảng 2%.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Cục Thuế hỗ trợ người nộp thuế thu nhập cá nhân khi gặp vướng mắc
21:25' - 02/05/2025
Đối với, trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì thời hạn chậm nhất là ngày 5/5/2025.
-
Tài chính
Đồng USD hướng tới tuần tăng giá thứ ba liên tiếp
12:29' - 02/05/2025
Đồng USD đang hướng tới tuần tăng giá thứ ba liên tiếp khi xuất hiện các dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán của Mỹ với một số đối tác thương mại.
-
Tài chính
Trường hợp nào được hoàn phí sử dụng đường bộ?
05:30' - 02/05/2025
Ông Nguyễn Văn Hải có xe ô tô đã đóng phí sử dụng đường bộ đầy đủ hết chu kỳ kiểm định. Tuy nhiên, ông đã sang nhượng xe cho người khác và còn 16 tháng mới tới chu kỳ kiểm định mới.
-
Tài chính
Lạm phát thực phẩm tăng mạnh, áp lực chi tiêu đè nặng lên hộ gia đình Anh
08:18' - 01/05/2025
Mức tăng giá thực phẩm trong tháng 4/2025 ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình nghèo bởi họ chi phần lớn thu nhập cho các mặt hàng thiết yếu.
-
Tài chính
Lạm phát thực phẩm tăng mạnh, áp lực chi tiêu đè nặng lên hộ gia đình Anh
08:17' - 01/05/2025
Mức tăng giá thực phẩm trong tháng 4/2025 ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình nghèo bởi họ chi phần lớn thu nhập cho các mặt hàng thiết yếu.
-
Tài chính
HSBC chi 3 tỷ USD mua lại cổ phiếu dù lợi nhuận giảm 25%
09:45' - 30/04/2025
Kế hoạch mua lại cổ phiếu vừa được HSBC công bố được giới phân tích đánh giá tích cực.
-
Tài chính
Đồng euro tăng mạnh sau thuế quan Mỹ, lợi nhuận doanh nghiệp châu Âu lao dốc
10:52' - 29/04/2025
Đồng euro đã bất ngờ tăng giá mạnh kể từ sau thông báo áp thuế quan quy mô lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Nhà đầu tư cẩn trọng khi đầu tư vào trái phiếu Mỹ
15:37' - 28/04/2025
Làn sóng bán tháo tài sản Mỹ khuấy đảo thị trường trong tháng này đã để lại một "vết hằn" tiềm tàng đối với nhà đầu tư muốn nắm giữ các loại trái phiếu kỳ hạn dài của Chính phủ Mỹ.
-
Tài chính
Nghỉ hưu đúng tuổi có được áp dụng Nghị định 178?
10:46' - 28/04/2025
Việc đồng ý cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ và hưởng chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định số 178/2024 thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.