"Dấu chân" của Trung Quốc ở Sri Lanka đang mở rộng
Trước đây, các dự án của Trung Quốc chỉ giới hạn ở những khu vực thuộc miền Nam Sri Lanka. Tuy nhiên, siêu cường châu Á này đã mở rộng sự hiện diện tới tỉnh Bắc cũng như trong các đồn điền cao su, chè và dừa ở vùng cao nguyên Trung bộ.
Tháng 4/2018, công ty kỹ thuật đường sắt nhà nước Trung Quốc China Railway Beijing Engineering Group đã giành được hợp đồng trị giá hơn 300 triệu USD để xây dựng 40.000 ngôi nhà ở thành phố Jaffna, cực Bắc Sri Lanka. Nơi đây từng hứng chịu những thiệt hại nặng nề trong cuộc nội chiến kéo dài 26 năm của Sri Lanka.Trung Quốc cũng đang đàm phán để đầu tư 30-40 triệu USD vào ngành trồng trọt của Sri Lanka. Con số này được cho chỉ là một phần nhỏ trong ngân sách đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực này. Nhà nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Hải quân ở Washington, bà Nilanthi Samaranayake, nói với The Diplomat rằng kế hoạch trên của Bắc Kinh dường như nhằm hỗ trợ mục tiêu của Sri Lanka trong việc tăng cường hoạt động xuất khẩu đang giảm sút, thông qua việc đầu tư vào ngành công nghiệp cao su.Trong khi đó, một cựu quan chức ngoại giao của Ấn Độ cho rằng "dấu chân" của Trung Quốc ở Sri Lanka đang mở rộng đến những khu vực mà người Tamil chiếm đa số. Đây là những nơi Ấn Độ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở Sri Lanka. Theo quan chức này, Bắc Kinh có thể đã gây sức ép để buộc Colombo trao cho Trung Quốc một vai trò trong hoạt động tái thiết ở miền Bắc. Điều này hết sức đáng lo ngại bởi vai trò của Trung Quốc ở đó có khả năng sẽ gia tăng, khiến tầm ảnh hưởng của Ấn Độ bị suy giảm.Theo nhà ngoại giao trên, Ấn Độ sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ người Trung Quốc trong các dự án tái thiết ở tỉnh Bắc. Kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến ở Sri Lanka năm 2009, Ấn Độ đã đảm nhận vai trò to lớn trong hoạt động tái thiết tỉnh Bắc. New Delhi đã xây dựng 50.000 ngôi nhà trị giá 270 triệu USD ở tỉnh này, khôi phục tuyến đường sắt Jaffna-Colombo cũng như nâng cấp cảng Kankesanthurai và sân bay Palaly. Ngoài ra, Ấn Độ cũng xây dựng khoảng 10.000 ngôi nhà tại các khu vực đồn điền. Tuy nhiên, một số dự án bị chậm tiến độ, trái với các dự án của Trung Quốc, vốn đáp ứng thời hạn tốt hơn. Điều này có thể khiến các dự án của Ấn Độ bị mất đi sự tin cậy.Trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ là đối tác trước tiên của Sri Lanka, dù liên quan đến đầu tư, thương mại hay quốc phòng. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi đáng kể trong 10 năm qua, với việc quan hệ Colombo-Bắc Kinh đang ấm lên, đặc biệt trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa (2005-2015).Dần dần, Trung Quốc đã trở thành đối tác không thể thiếu đối với Sri Lanka. Trong những năm cuối của cuộc nội chiến, Bắc Kinh đã đáp ứng nhu cầu về khí tài quân sự của Chính phủ Sri Lanka. Những năm tiếp sau đó, Trung Quốc bảo vệ chính phủ của ông Rajapaksa trước những chỉ trích về tội ác chiến tranh tại các diễn đàn nhân quyền quốc tế. Điều quan trọng là Trung Quốc đã đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của Sri Lanka thời hậu chiến.Trong số những dự án chính của Trung Quốc có Khu phát triển Hambantota trị giá 1 tỷ USD, dự án Thành phố Cảng Colombo 1,4 tỷ USD, dự kiến sẽ thu hút 13 tỷ USD đầu tư trong vòng 20 năm tới, và dự án Nhà máy nhiệt điện than Norochcholai 1,35 tỷ USD. Trong số đó, dự án Hambantota gây xôn xao dư luận nhất, bởi nó để lộ mặt tiêu cực của dự án "Vành đai và Con đường" (BRI) của Bắc Kinh. Do không thể trả nợ Trung Quốc vì cảng Hambantota không thu hút được kinh doanh, Sri Lanka giao cơ sở này cho Trung Quốc năm 2017 theo một hợp đồng cho thuê thời hạn 99 năm. Điều này khiến New Delhi quan ngại vì những tác động đối với an ninh quốc gia của Ấn Độ. Mặc dù Chính phủ Sri Lanka khẳng định không cho phép Trung Quốc tiến hành hoạt động quân sự tại cảng Hambantota, song các nhà phân tích cảnh báo điều đó có thể sẽ xảy ra, đặc biệt khi Sri Lanka lún sâu hơn vào nợ nần và phụ thuộc vào Trung Quốc.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
"Hết cửa" cho Trung Quốc vào thị trường Bắc Mỹ khi USMCA được ký kết
08:58' - 03/10/2018
Cánh cửa vào thị trường Bắc Mỹ đối với Trung Quốc đã khép lại sau khi Mỹ, Mexico và Canada đạt được thỏa thuận USMCA, phiên bản mới nâng cấp của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Brazil
14:30' - 02/10/2018
Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil (MDIC) ngày 1/10 cho biết thặng dư thương mại nước này đạt trên 4,97 tỷ USD trong tháng 9/2018, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Sự cảnh giác của châu Âu đối với dòng vốn từ Trung Quốc
05:30' - 30/09/2018
Khi các bên đang tập trung chú ý tới chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cũng dần tăng nhiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng cáo buộc vô căn cứ liên quan đến bầu cử Mỹ
22:33' - 27/09/2018
Ngày 27/9, Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ ngừng những cáo buộc vô căn cứ đang làm tổn hại tới quan hệ Trung Mỹ và lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41' - 28/11/2024
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06' - 28/11/2024
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36' - 28/11/2024
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59' - 28/11/2024
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.