"Tàu 67" làm "nóng" nghị trường Quốc hội
* Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ngư dân
Nêu thực tế hiện nay việc khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sản của cả nước chủ yếu là do người dân tự chủ về kinh nghiệm, kỹ thuật đánh bắt, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, ngành Nông nghiệp chưa có những giải pháp giúp cho người dân tham gia đánh bắt ở kỹ năng, kỹ thuật cao hơn, đặc biệt là các tàu lớn mới đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.Từ nguyên nhân này, đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu những giải pháp khắc phục, có phương án hỗ trợ người dân trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hiện nay, cả nước có khoảng 96.000 phương tiện đánh bắt cá, khai thác nguồn lợi thủy sản, trong đó có 2.618 phương tiện rất hiện đại, có công suất từ 800 mã lực trở lên.Bộ trưởng khẳng định: Tất cả những tàu khai thác hậu cần có công suất lớn, từ chủ trương khuyến khích ngư dân đóng tàu sau này cũng như các ngư dân và các địa phương tự bỏ tiền ra đóng là những phương tiện hiện đại, đã được đầu tư với các trang bị khá hiện đại, phù hợp với phương thức đánh bắt, có cả máy dò cá.
Tuy nhiên, đối với những phương tiện có độ dài dưới 15 m, đặc biệt những phương tiện dưới 12 m và phương tiện 6m, Bộ trưởng đồng tình với đánh giá rằng, trang thiết bị của các tàu này còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến năng suất khai thác, hiệu quả kinh tế chưa cao.
“Kể cả về hao hụt, kể cả về hậu cần đều chưa đạt được”, Bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết sẽ dần hiện đại hóa theo từng bước tái cơ cấu ngành thủy, hải sản nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững.
Cùng mối quan tâm với đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về những bất cập trong hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân và việc các tàu đóng mới hoạt động không hiệu quả, xuống cấp nhanh. Nhấn mạnh về bối cảnh ban hành Nghị định 67, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đây là Nghị định được Chính phủ ban hành năm 2014 trong lúc Việt Nam đang rất cần hỗ trợ đầu tư, khuyến khích ngư dân vươn ra ngư trường xa nhằm phát triển kinh tế cùng với đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.“Hai nội dung này là song trùng. Vì năm 2014 xuất hiện các vấn đề về Biển Đông rất phức tạp”, Bộ trưởng khẳng định.
Trên cơ sở đó, Nghị định 67 ra đời với các nhóm nội dung lớn hỗ trợ cho ngư dân: bảo hiểm để thuyền viên yên tâm ra khơi; hỗ trợ trang thiết bị cho tàu, ngư cụ, các phương tiện đánh bắt; hỗ trợ công tác hậu cần nhằm đảm bảo các chuyến ra khơi có lãi hoặc đảm bảo khuyến khích được ngư dân vươn khơi bám biển; hỗ trợ để phát triển phương tiện mới, chính là các tàu thường được gọi là “tàu 67”.
Về kết quả, Bộ trưởng cho biết, đến nay, các địa phương đã phát triển được 1.030 phương tiện với công suất lớn từ 800 mã lực trở lên, bằng ba loại vật liệu: vật liệu sắt, vật liệu composite và vật liệu nhựa. Riêng tàu sắt, Bộ trưởng đánh giá đây là một dạng tàu mới, bước đầu có 358 chiếc trong tổng số 1.030 tàu, chiếm 34,2% .Do là phương tiện mới, trong quá trình đóng còn xảy ra tình trạng sai sót dẫn đến 40 tàu bị hỏng hóc. Bên cạnh đó, hiện còn 55 chiếc “tàu 67” đóng mới nằm bờ nhưng không ra khơi được do nhiều nguyên nhân như đánh bắt không hiệu quả.
Một số chủ tàu không có điều kiện hoạt động muốn chuyển đổi, hay chủ tàu không tích cực tham gia... “dẫn đến 30% các tàu đến kỳ bảo dưỡng nhưng không đem đi bảo dưỡng”, Bộ trưởng nêu thực trạng.
Đề cập đến việc tham mưu các giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có nhiều quyết sách, trước hết là xác định rõ về vấn đề tiềm năng ngư trường.Tư lệnh ngành Nông nghiệp cũng cho biết, chính sách hỗ trợ đóng tàu theo Nghị định 67 không phù hợp, dẫn đến tâm lý ỷ lại, trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về mức hỗ trợ bảo hiểm tàu cá.
“Không khuyến khích đóng tàu nữa mà tùy theo năng lực của ngư dân, ai có năng lực, kinh nghiệm, tiềm lực thì tự đóng tàu ra khơi. Đóng xong con tàu, Nhà nước hỗ trợ tối đa 35% vốn trị giá từ 6 – 8 tỷ đồng. Từ năm 2018, chúng ta chuyển hẳn sang dạng này, đến nay có 40 chiếc làm theo. Đóng theo dạng này, người dân tự nguyện bỏ tiền ra, người dân có đủ điều kiện mới khai thác hiệu quả được. 30 chiếc đi vào hoạt động không có vấn đề gì, đó là rút kinh nghiệm để sửa ngay chính sách”, Bộ trưởng cho biết.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo 28 tỉnh, thành tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị định 67.Đến nay, việc tổng kết tại mỗi tỉnh, thành phố đã thực hiện xong. Trong tháng 12/2019, Chính phủ sẽ chỉ đạo tổng kết toàn bộ 28 tỉnh, thành để đưa ra những quyết sách sớm, “dù sao chúng ta vẫn phải xây dựng, hoàn thiện những cơ chế, chính sách để khuyến khích ngư dân, còn phương thức, chính sách gì không phù hợp thì kiên quyết loại ra”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
* Cần giải pháp căn cơ giải quyết nợ xấu trong thực hiện Nghị định 67 Về tình hình tín dụng trong triển khai thực hiện Nghị định 67, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm rõ một số nguyên nhân chủ quan, khách quan của tình trạng nợ xấu khi thực hiện đóng tàu vỏ sắt.Tham gia giải trình cụ thể hơn về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, tổng dư nợ cho vay thực hiện Nghị định 67 hiện khoảng 10.500 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 33%.
Khẳng định nguyên nhân của nợ xấu trong thực hiện Nghị định 67 đã được báo cáo, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, “quan trọng nhất là xác định giải pháp khắc phục”.
Nhằm giải quyết tồn tại này, cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã cùng các địa phương liên quan triển khai nhiều giải pháp.
“Sau khi làm việc với các bộ, ngành, địa phương, chúng tôi sẽ có giải pháp căn cơ. Trong thẩm quyền của mình, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ, tập trung thu nợ trước, thu lãi sau”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay.
Trước diễn biến tình hình nợ xấu còn phát sinh, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành các biện pháp rà soát tàu cá gắn với ngư trường khai thác, phối hợp với địa phương hướng dẫn khai thác nguồn lợi thủy sản hiệu quả hơn.Bên cạnh đó, các địa phương cần phối hợp giúp ngành ngân hàng rà soát các trường hợp để cơ cấu nợ. Các trường hợp ỷ lại, chây ỳ sẽ phối hợp với ngân hàng thu hồi nợ.
Ông Lê Minh Hưng khẳng định, ngành Ngân hàng sẽ tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện cơ chế chuyển đổi, đặc biệt có giải pháp xử lý chênh lệch giá trị tàu, định giá lại ở thời điểm bàn giao và hướng dẫn, bổ sung giải pháp hỗ trợ lãi suất cho chủ tàu mới với khoản nợ vay.Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tất cả các giải pháp này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan, địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả./.
- Từ khóa :
- tàu 67
- nghị đình 67
- thủy sản
- quốc hội
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Nguyên nhân nào khiến tàu 67 "nằm bờ" ngày càng gia tăng?
18:28' - 16/08/2019
Thời gian qua, tình trạng tàu cá đóng theo Nghị định 67/2014NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản phải "nằm bờ" do gặp phải nhiều bất cập trong thực tế.
-
Ngân hàng
Ngân hàng khó thu hồi vốn "tàu 67"
11:50' - 02/08/2019
Sau 4 năm cho vay đóng tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ (Nghị định 67), các ngân hàng ở Phú Yên đang gặp khó trong quá trình thu hồi nợ.
-
Kinh tế & Xã hội
Tháo gỡ khó khăn để “tàu 67” vươn khơi
12:56' - 26/07/2019
Do nhiều yếu tố tác động khiến nghề cũ không hiệu quả, tàu bị thua lỗ phải nằm bờ dài ngày, hiện nay nhiều ngư dân đã lên phương án chuyển đổi nghề khai thác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.