10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước
Cụ thể lần lượt là: Tp. Hồ Chí Minh có kim ngạch hơn 42,46 tỷ USD, Bắc Ninh hơn 39,3 tỷ USD, Bình Dương hơn 30,6 tỷ USD, Hải Phòng gần 26,8 tỷ USD, Thái Nguyên gần 25,7 tỷ USD, Bắc Giang gần 24,5 tỷ USD, Đồng Nai hơn 21,6 tỷ USD, Hà Nội hơn 16,6 tỷ USD, Phú Thọ gần 10,6 tỷ USD, Vĩnh Phúc gần 10 tỷ USD.
Thông tin này được đưa ra tại Lễ công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Báo Công Thương tổ chức sáng 16/5 tại Hà Nội.Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023, Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu nhưng kết quả này vẫn giảm 10,8% so với năm 2022. Một số địa phương khác như: Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Đồng Nai, Phú Thọ đều có mức giảm trên 10% so với năm 2022. Khắc phục khó khăn, các tỉnh/thành đã và đang nỗ lực phấn đấu thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2024, hướng tới hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025).
Đơn cử, Tp. Hồ Chí Minh đã đề ra chỉ tiêu chỉ sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng 6,5% so với năm 2023; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp qua cửa khẩu thành phố tăng 10%. Để đạt được chỉ tiêu trên, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh sẽ triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025; 3 chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm cơ khí - tự động hóa, cao su - nhựa, ngành chế biến thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030… Qua đó, tập trung nguồn lực để hỗ trợ các ngành, nhóm sản phẩm này tiếp tục phát triển, đủ sức lan tỏa, dẫn dắt thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và làm động lực cho toàn ngành công nghiệp thành phố phát triển.
Chia sẻ thêm về Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam, bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho hay, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành từ năm 2016 đến nay. Đây là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu, về bức tranh xuất nhập khẩu trong cả một năm.
Cụ thể về tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng, theo các thị trường cụ thể, đồng thời cũng là cái nhìn tổng quan về tất cả những hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm đó.
Sau 6 năm ban hành, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các đối tượng thụ hưởng là các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích để các doanh nghiệp nắm được các thông tin về tình hình thị trường, về tình hình mặt hàng cũng như những cơ chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu, để có cái hoạch định, có những kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là xuất khẩu. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội, các tổ chức khác cũng có những đánh giá rất cao và nhìn nhận đây là nguồn tài liệu tham khảo mà các cơ quan, tổ chức có thể trích dẫn trong quá trình hoạt động.
Theo bà Nguyễn Cẩm Trang, trong năm 2022, với kết quả tích cực chung của tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là mức tăng trưởng này được ghi nhận ở cả ba nhóm hàng đó là: Nhóm nông sản, thủy sản; nhóm nhiên liệu khoáng sản và nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo.
Trong tất cả các nhóm hàng, những ngành hàng có thể thấy ở nhóm nông sản, thủy sản là có bứt phá rất nhanh. Đáng chú ý, trong số 9 mặt hàng nông sản, thủy sản thì có tới 7 mặt hàng đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2022. Trong số đó, thủy sản là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng và đã về đích trước, vượt kế hoạch với mức kim ngạch là 11 tỷ USD trong năm 2022. Những thị trường chủ lực của thủy sản như Hoa Kỳ cũng đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2022.
Bà Nguyễn Cẩm Trang cũng chỉ ra rằng, có rất ít mặt hàng có mức tăng trưởng âm trong năm 2022, tuy nhiên trong số các mặt hàng đó thì có rau, quả là một mặt hàng mà có kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng hơn 5 % trong năm 2022. Với nguyên nhân chính đó là sự sụt giảm từ thị trường Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau, quả.
Nguyên do bởi Trung Quốc đã duy trì những biện pháp hạn chế giao thương, hạn chế đi lại để kiểm soát dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau, quả. Tuy nhiên, có thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng tốt hơn trong năm 2023 với những tín hiệu tích cực từ việc mở cửa lại của thị trường Trung Quốc, cũng như thêm những mặt hàng trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực triển khai các biện pháp để doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển sang xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng; trong đó, có mặt hàng rau, quả sang thị trường Trung Quốc.
Để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Cùng đó là việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu về mặt thủ tục hành chính. Và quan trọng hơn nữa là các biện pháp phát triển thị trường như tận dụng các cơ hội từ FTA, hay xúc tiến thương mạị. Đặc biệt, Bộ Công Thương chú trọng thông tin thị trường, thông tin về cơ chế chính sách, về những quy định mới của các thị trường để doanh nghiệp có thể nắm bắt và chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sắp công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023
10:04' - 13/05/2024
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" sẽ được Bộ Công Thương công bố vào ngày 16/5 tại Hà Nội. Đây là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành từ năm 2016 đến nay.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.