10 năm xây dựng nông thôn mới - Bài 2: Rạng ngời những miền quê
"Mười năm trước nếu ai rời xa quê hương và hôm nay trở lại chắc chắn sẽ không nhận ra những thay đổi đến ngỡ ngàng. Quê tôi đã được khoác trên mình chiếc áo nông thôn mới!"
Ông Lại Văn Quang ở thôn Ngọc Lâm, xã Ngọc Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tự hào chia sẻ với chúng tôi trong không khí cả nước đang hướng về sự kiện tổng kết 10 năm phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới.Ông Quang tự hào khoe, xã Ngọc Hải nơi ông được sinh ra và lập nghiệp là xã đầu tiên của huyện Nghĩa Hưng về đích nông thôn mới. Trong hành trình ấy, có phần không nhỏ của đồng vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).
Bên dòng sông Đáy hiền hoà ông Quang nhớ lại, khoảng năm 2005, ông được cha mình truyền lại cho nghề làm mắm. Khi ấy nguyên liệu có, sức lao động dồi dào nhưng vốn thì không. Tiếc nghề của cha ông và quyết không bỏ cuộc, ông Quang bắt tay dồn sức khởi nghiệp. Ông càng quyết tâm hơn khi được Agribank hỗ trợ 3 triệu đồng. Có được chút "vốn mồi" ông Quang bắt tay gây dựng sự nghiệp. Hơn 20 năm cần mẫn với nghề làm mắm truyền thống đến nay ông Quang đã có một cơ ngơi bề thế là cơ sở chế biến mắm tôm và nước mắm cốt rộng khoảng hơn 10.000 m2. Mỗi năm gia đình ông xuất bán khoảng 500 tấn mắm tôm và hơn 30.000 lít nước mắm cốt. Trừ chi phí, nhân công mỗi năm gia đình thu về 500 - 700 triệu đồng. Gương mặt người đàn ông ngoại ngũ tuần đã sạm màu sương gió vẫn lấp lánh niềm vui khi ông chia sẻ tự đáy lòng: "Trong suốt hơn 20 năm qua, Agribank với tôi như một người bạn thân thiết. Và điều khiến tôi hạnh phúc nhất bên cạnh việc đảm bảo cuộc sống gia đình là mang lại việc làm cho bà con khu xóm". Ông Quang chia sẻ thêm, cơ sở sản xuất của ông luôn có hơn 20 lao động trong thôn đến phụ giúp. Nhờ đó, gia đình gia tăng sản lượng còn bà con thì có thêm thu nhập. Cuộc sống sẽ ổn định khi có thu nhập đều đặn, thôn xóm sẽ ấm no, mọi người nhìn nhau tươi cười góp phần làm đẹp xóm làng. "Đấy cũng là đang góp phần xây dựng nông thôn mới. Bởi lẽ, xây dựng nông thôn mới là ai cũng góp phần vào đó, làm giàu cho chính mình là góp phần tô điểm cho quê hương thêm đẹp", ông Quang nói. Về Nam Định những ngày này, đâu đâu cũng bắt gặp những gương mặt rạng ngời, thân thiện như ông Lại Văn Quang. Đi khắp mọi nẻo đường của mảnh đất địa linh nhân kiệt này, từ Nam Trực, qua Hải Hậu đến Giao Thuỷ rồi sang Nghĩa Hưng điều dễ thấy nhất là hệ thống kênh mương kiên cố thẳng tắp và những con đường làng rực rỡ sắc hoa. Những khóm hoa mười giờ đẹp đến ngỡ ngàng được trồng ven theo con đường bê tông khiến rác thải không còn chỗ trú chân đã làm cho cuộc sống nơi đây tươi vui hơn. Có lẽ vì thế mà tháng 7/2019, tỉnh Nam Định có 10/10 huyện, thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Nam Định cũng là tỉnh đầu tiên về đích trong phong trào thi đua cả nước xây dựng nông thôn mới. Ông Nguyễn Đức Tiến, Phó Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định khẳng định, nguồn vốn cho vay xây dựng nông thôn mới đã góp phần tích cực thay đổi diện mạo nông thôn. Cụ thể, đã kiên cố hóa đường giao thông, hệ thống mương; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo, mức sống của người dân được cải thiện. Bà Lê Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng cũng nhìn nhận, từ việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng trong những năm gần đây đời sống của bà con đã có nhiều thay đổi. Kết quả rõ nét nhất là năm 2017 Nghĩa Hưng đã được công nhận là huyện chuẩn nông thôn mới. Trong 10 năm qua, nguồn vốn vay của Agribank được tập trung chủ yếu vào các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương, bám sát 19 tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Căn cứ vào các Đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt của từng địa phương, nắm bắt nhu cầu vốn tín dụng, Agribank xây dựng phương án cụ thể để đầu tư tín dụng trên địa bàn xã thí điểm. Bên cạnh đó, Agribank cũng công khai các thủ tục cho vay đối với khách hàng một cách rõ ràng, minh bạch, chủ động và ưu tiên về nguồn vốn, ban hành các cơ chế chính sách về tín dụng, nghiên cứu xây dựng quy trình, thủ tục cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng đơn giản hóa để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank, thực hiện tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay bảo đảm an toàn, hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng. Ông Triệu Đình Vỵ, Phó giám đốc Agribank tỉnh Nam Định cho biết, Agribank đã phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, các Ban, Ngành có liên quan tại các địa phương cập nhật thông tin về tiến độ thực hiện Chương trình tại các xã, đồng thời nắm bắt và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ vay vốn giữa khách hàng và Agribank. Cũng theo lãnh đạo Agribank, trong chiến lược phát triển thì những mục tiêu lớn luôn được Agribank xác định ưu tiên, đó là tiên phong thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn và là người bạn đồng hành của nông dân, nông thôn. Sau gần 10 năm thực hiện cho vay thí điểm chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Agribank đã triển khai cho vay xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước. Nhìn chung, dư nợ cho vay nông thôn mới tăng trưởng tốt, nợ xấu ở mức thấp, kiểm soát được và luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung toàn ngành. Theo số liệu của Agribank, từ năm 2013 đến nay, tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng luôn đạt xấp xỉ 70% tổng dư nợ, chiếm 50% trong tổng mức cấp tín dụng nông nghiệp nông thôn của toàn hệ thống ngân hàng. Agribank đã tích cực triển khai 9 chương trình, chính sách cụ thể của Chính phủ, đặc biệt là dành hơn 487.000 tỷ đồng cho vay xây dựng nông thôn mới với gần 2,7 triệu khách hàng. Rời mảnh đất Nam Định giàu truyền thống, Phó giám đốc Agribank tỉnh Nam Định nói với chúng tôi: "Kết thúc một ngày làm việc, bạn được đi trên con đường hai bên rực rỡ hoa, những mệt nhọc sẽ dường như tan biến. Bởi thế, bạn sẽ luôn gặp những nụ cười hồn hậu. Ấy chính là gương mặt nông thôn mới./.">>>10 năm xây dựng nông thôn mới: Bài 1: Cán đích trước hạn
>>>Xây dựng nông thôn mới cốt lõi là giữ gìn văn hóa và nâng cao đời sống của nhân dân
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
10 năm xây dựng nông thôn mới- Bài cuối: Tận dụng tốt yếu tố thời đại
16:27' - 18/10/2019
Bước sang một giai đoạn mới, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cũng phải thay đổi để phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
-
Kinh tế & Xã hội
10 năm xây dựng nông thôn mới: Bài 1: Cán đích trước hạn
16:09' - 18/10/2019
Bộ mặt nông thôn Việt Nam đã "thay da đổi thịt" sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010-2010).
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng nông thôn mới cốt lõi là giữ gìn văn hóa và nâng cao đời sống của nhân dân
19:48' - 15/10/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện để Hải Phòng xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn
-
Kinh tế Việt Nam
10 năm xây dựng nông thôn mới: Giao thông nông thôn về đích trước hạn
14:09' - 15/10/2019
"Sau 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông nông thôn đã cán đích trước hạn 1,5 năm”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.