10 năm xây dựng nông thôn mới- Bài cuối: Tận dụng tốt yếu tố thời đại
Phóng viên: Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010-2020), các địa phương đã đạt được những kết quả khá nổi bật. Theo Bộ trưởng, Chương trình đã đạt được điểm nhấn quan trọng nào?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chúng ta rất phấn khởi với những kết quả đột phá và bao trùm những mục tiêu lớn của Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, thôn thôn và Chương trình đưa ra. Cả nước đã có trên 52% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu đề ra và đi trước 1 năm.
Thứ hai là mục tiêu nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con nông dân ở vùng nông thôn, mục tiêu Nghị quyết đặt ra là tăng 2,5 lần nhưng trên thực tiễn chúng ta đạt được 3,5 – 3,7 lần. Bên cạnh đó, nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển mới trong hội nhập. Thiết chế hạ tầng ngày càng hoàn thiện.
Trong chương trình này, lần đầu tiên, nguồn lực của người dân được thể hiện một cách mạnh mẽ, ý chí, sự quyết tâm, đồng sức đồng lòng của người dân ở nhiều địa phương đã mang lại sự đổi thay mạnh mẽ cho nhiều làng quê. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hình thành nhiều vùng chuyên canh, sức hút đầu tư vào nông nghiệp đã được cải thiện.
Phóng viên: Để sẵn sàng cho một giai đoạn mới, theo Bộ trưởng thời giai tới cần phải nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề gì?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trong giai đoạn tới đây phải nhìn nhận đánh giá rất nhiều vấn đề đặt ra cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Đó là phải đánh giá lại bộ tiêu chí. Có những tiêu chí mang tính chất, bản chất cho sự phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn phải đề ra rất cao. Hay tiêu chí về môi trường, việc duy trì bản sắc dân tộc trong đô thị hóa, vai trò vị thế của nông dân trong công cuộc này… cũng cần được nâng lên.
Đó là những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục có các cuộc hội thảo, diễn đàn trên cơ sở đó tiếp thu những ý kiến đóng góp, kinh nghiệm rút ra từ giai đoạn vừa qua.
Bên cạnh đó, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, giai đoạn cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra cơ hội nhưng cũng là thách thức. Về vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tổn thương lớn nhất. Trong các nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn từ 2021 trở đi chúng ta phải xác định đây là một trong những nội dung cốt lõi, phải đặt ra trong các chiến lược, đề án, chương trình cụ thể để trở thành một yếu tố thường niên trong quá trình phát triển.
Hay vấn đề tham gia sâu hơn vào chuỗi nông sản toàn cầu, đòi hỏi phải tổ chức sản xuất trên cơ sở những thành quả vừa qua, nhưng bước tới hội nhập sâu hơn yêu cầu chuẩn mực cao hơn, tính chất sản xuất hàng hóa rõ hơn, sự liên kết sản xuất giữa các thành tố từ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp phải chặt hơn. Từ đó quay trở lại là việc hoàn thiện thể chế, tổ chức, cơ chế chính sách, chỉ đạo để đảm bảo cho mục tiêu nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam tiếp tục phát triển trong một tiến trình chủ động hội nhập với tình hình thế giới có nhiều biến động.
Do đó, thời gian tới chúng ta cần phát huy cao nhất những thành quả trong xây dựng, thiết chế hạ tầng, văn hóa… và tập trung các nhóm giải pháp tổng hợp để giải quyết các nút thắt lớn nhất. Đó là tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy sản xuất, đây là nền tảng, bản chất của xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, tập trung các nhóm giải pháp để xử lý vấn đề môi trường: môi trường sản xuất, đời sống và môi trường tự nhiên; nâng cao vị thế nông dân, khai thác tiềm năng, lợi thế, nội lực để cả xã hội cùng đồng hành. Đây mới là tạo nên sức mạnh.
Phóng viên: Theo Bộ trưởng, để thực hiện những nhiệm vụ đó chúng ta sẽ cần làm gì?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trước hết chúng ta phải tận dụng tốt thời đại của cuộc Cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, đó là khoa học, công nghệ để rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước.
Nhà nước cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để phát huy tốt nhất các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, xã hội, sức mạnh của người dân. Bên cạnh đó, trong bộ tiêu chí cũng có nhiều vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh để phù hợp, đa dạng và thiết thực hơn với từng vùng miền. Đặc biệt là vấn đề văn hóa của 54 dân tộc phải được phát huy cao nhất.
Một điểm nữa cần tính toán đến tập trung nguồn lực, nguồn lực cần nhiều hơn, tổng hợp hơn. Một mặt là giá trị tuyệt đối trong đầu tư nhưng quan trọng nhất là thể chế, cơ chế, chính sách làm sao huy động được tổng nguồn lực các thành phần kinh tế đầu tư nhiều hơn vào kinh tế nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp.
Người dân bằng chính nội lực của mình để hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, phát triển chương trình mỗi xã phường một sản phẩm. Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tuy đã đạt được nhiều kết quả, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp với những dự án lớn nhưng thực tế con số vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. Đến nay, mới có trên 10.000 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Vừa qua Chính phủ đã có Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thời gian tới phải triển khai nghị định này như thế nào để tạo ra động lực thu hút doanh nghiệp tìm đến nông nghiệp, tạo ra bức tranh tái cơ cấu nông nghiệp sâu hơn, toàn diện hơn.
Làm sao tạo sinh thái đầy đủ từ thể chế, nguồn lực, chỉ đạo… để cả 3 khu vực: Nhà nước, các thành phần kinh tế, người dân cùng đồng hành thì sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công.
Phóng viên: Trong tương lai, Bộ trưởng mong ước về bức tranh nông thôn mới như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Kỳ vọng chúng ta sẽ có một nền nông nghiệp phát triển hiện đại, bền vững trong hội nhập. Giai cấp nông dân tiến bộ, khá giả, tiến tới giàu có. Xây dựng nông thôn có nét đẹp riêng, các giá trị văn hóa tốt đẹp được lưu giữ, vùng quê có môi trường sống trong lành, nông thôn là những làng quê thanh tao, đáng sống.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
10 năm xây dựng nông thôn mới - Bài 2: Rạng ngời những miền quê
16:26' - 18/10/2019
"Mười năm trước nếu ai rời xa quê hương và hôm nay trở lại chắc chắn sẽ không nhận ra những thay đổi đến ngỡ ngàng. Quê tôi đã được khoác trên mình chiếc áo nông thôn mới!"
-
Kinh tế & Xã hội
10 năm xây dựng nông thôn mới: Bài 1: Cán đích trước hạn
16:09' - 18/10/2019
Bộ mặt nông thôn Việt Nam đã "thay da đổi thịt" sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010-2010).
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng nông thôn mới cốt lõi là giữ gìn văn hóa và nâng cao đời sống của nhân dân
19:48' - 15/10/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện để Hải Phòng xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn
-
Kinh tế Việt Nam
10 năm xây dựng nông thôn mới: Giao thông nông thôn về đích trước hạn
14:09' - 15/10/2019
"Sau 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông nông thôn đã cán đích trước hạn 1,5 năm”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Khu Bảo tồn lớp học làng chài trên Vịnh Hạ Long bị chìm do xuống cấp
16:43'
Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) xác nhận, chiều 26/9, bè nổi Khu Bảo tồn lớp học làng chài trên vịnh bị chìm xuống biển do trước đó đã xuống cấp trong thời gian dài.
-
Kinh tế & Xã hội
Khu Bảo tồn lớp học làng chài trên Vịnh Hạ Long bị chìm do xuống cấp
16:42'
Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) xác nhận, chiều 26/9, bè nổi Khu Bảo tồn lớp học làng chài trên vịnh bị chìm xuống biển do trước đó đã xuống cấp trong thời gian dài.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh tạm ngưng cấp nước ở nhiều quận và thành phố Thủ Đức
16:05'
Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, do điều kiện đặc thù của vùng cấp nước nên thời gian phục hồi nước trên mạng lưới cấp nước tại một số nơi xa nguồn sẽ chậm hơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Xử lý nghiêm đoàn xe đạp vi phạm giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp
12:51'
Ngày 27/9, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội tiếp nhận qua Zalo đoạn clip ghi lại hình ảnh một đoàn xe đạp thể thao vi phạm giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, hướng sân bay Nội Bài.
-
Kinh tế & Xã hội
Kịp thời xử lý sự cố đường dây 220kV ảnh hưởng do cháy nhà kho
12:26'
Các đơn vị vừa phối hợp xử lý kịp thời sự cố đường dây 220 kV tại Bình Định bị ảnh hưởng do cháy nhà kho trong Khu công nghiệp gần hành lang tuyến.
-
Kinh tế & Xã hội
Mưa lớn trên diện rộng, cảnh báo lũ trên các sông tại Thanh Hóa
11:30'
Sáng 27/9, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các sở, ngành liên quan về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Mang Trung thu đến với con em công nhân lao động
11:23'
Liên đoàn Lao động tỉnh Bến Tre vừa phối hợp Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh,... tổ chức Tết Trung thu năm 2023 với chủ đề “Đêm hội trăng rằm” cho thiếu nhi là con em đoàn viên, công nhân lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Pháp và Italy đóng cửa đường hầm Mont Blanc để sửa chữa
11:22'
Ngày 26/9, Thống đốc vùng Val D'Aosta của Italy, ông Renzo Testolin, cho biết chính quyền vùng và tỉnh Haute-Savoie của Pháp đã nhất trí đóng cửa đường hầm Mont Blanc trong tối đa 9 tuần để sửa chữa.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre xây dựng thương hiệu du lịch Xứ Dừa
11:21'
Bến Tre đẩy mạnh thực hiện việc ứng dụng du lịch thông minh và chuyển đổi số du lịch, nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch Xứ Dừa gắn với những đặc trưng vốn có của địa phương.