10 sự kiện kinh tế Việt Nam năm 2016
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định nhiệm vụ đẩy mạnh toàn diện , đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo đó, mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt từ 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP...
2. Quốc hội thông qua kế hoạch trung hạn mang tính tổng thể về tài chính và đầu tư
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Kế hoạch tài chính quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, cùng với Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo đó, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9% GDP. Chỉ số nợ công hàng năm được đặt giới hạn không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GD
3. Vượt qua khó khăn, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá
3. Vượt qua khó khăn, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá
Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, năm 2016, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá. GDP ước tính tăng 6,21% so với năm trước, bất chấp những khó khăn về thiên tai, các tỉnh miền Trung ảnh hưởng sự cố môi trường biển và tác động bất lợi từ kinh tế thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
4. Ngân hàng Nhà nước đưa vào áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới
Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa vào áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới. Theo đó, NHNN công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) hàng ngày. Cơ chế điều hành mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước và biến động trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ.
5. Chính phủ ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp
Với quan điểm doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế, ngày 16/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động; trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Một trong những cam kết được chú ý là Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong tiếp cận các nguồn lực.
6. Đột phá số lượng doanh nghiệp thành lập mới
Năm 2016 là năm có số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao nhất kể từ năm 2013 đến nay. Cả năm có hơn 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với 891.094 tỷ đồng vốn đầu tư, tăng hơn 16,2% về số doanh nghiệp và tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với năm 2015. Con số này cho thấy khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp và vai trò của Chính phủ hành động trong việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đang tiếp tục phát huy hiệu quả.
7. Sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung
Vi phạm xả thải của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất và đời sống của người dân. Với chủ trương “Không đánh đổi môi trường lấy dự án”, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan đã quyết liệt vào cuộc xử lý nghiêm các sai phạm, khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân và buộc Formosa đền bù thiệt hại.
8. Dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nguyên nhân là do từ năm 2009 - thời điểm Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án - cho đến nay, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, trình độ khoa học-công nghệ của Việt Nam hiện nay chưa phù hợp để phát triển điện hạt nhân. Mặt khác, hiệu quả kinh tế của dự án không còn đảm bảo, giá thành sản xuất điện hạt nhân cao hơn giá thành sản xuất từ năng lượng khác...
9. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày 4/2, tại Auckland (New Zealand), các bộ trưởng thương mại và kinh tế của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đặt bút ký vào văn bản này, đánh dấu việc các nước chính thức hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán để có thể bắt đầu thủ tục phê chuẩn tại mỗi nước. Tiếp đó, ngày 5/10/2016, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU) đã chính thức có hiệu lực. Việc ký kết TPP và việc FTA với EAEU bắt đầu có hiệu lực đã một lần nữa khẳng định xu hướng đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
10. Đạt kỷ lục đón 10 triệu lượt du khách quốc tế
Lần đầu tiên du lịch Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2016, tăng 25% so với năm 2015, đạt kỷ lục cả về lượng khách và mức tăng tuyệt đối trong một năm.
Đồng thời, ngành du lịch đã phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu toàn ngành đạt 400.000 tỷ đồng. Đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của du lịch Việt Nam, hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến hàng đầu khu vực và là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương năm 2016
05:11' - 28/12/2016
Bộ Công Thương chính thức công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2016 trên các lĩnh vực
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2016
17:50' - 27/12/2016
CLB Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2016 do TTXVN bình chọn
18:23' - 25/12/2016
Năm 2016 khép lại với nhiều diễn biến tác động đến nhân loại. TTXVN xin điểm lại 10 sự kiện thế giới nổi bật nhất:
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2016
17:10' - 25/12/2016
Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2016 do TTXVN bình chọn:
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp tiếp tục mở rộng Đề án 1 triệu ha lúa
12:26'
Qua hơn một năm triển khai, Đề án 1 triệu ha lúa đã từng bước khẳng định tính đúng đắn, cần thiết và bước đầu mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân chậm, Bộ Xây dựng thúc tiến độ hàng loạt dự án
11:34'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Công điện Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Tây Ban Nha thăm chính thức Việt Nam
11:32'
Sáng 9/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
11:15'
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Trí Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I GRDP Hà Nội tăng 7,35%, cao nhất trong 5 năm gần đây
10:17'
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm 2024, mức tăng cao trong 5 năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53' - 08/04/2025
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01' - 08/04/2025
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50' - 08/04/2025
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23' - 08/04/2025
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.