10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2021
1. Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt phục vụ hiệu quả phòng chống dịch COVID-19 hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2021
Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội, tạo sức ép rất lớn đến cân đối thu, chi ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp điều hành ngân sách nhà nước chặt chẽ, linh hoạt, tiết kiệm, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân khó khăn.Về thu ngân sách nhà nước, năm 2021 ước vượt dự toán 4-5% đã góp phần đảm bảo các nhiệm vụ theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh về phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch, đảm bảo an sinh xã hội.
Về chi ngân sách nhà nước, để chủ động ưu tiên cân đối nguồn cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tác trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19.Nhờ vậy, các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, nợ Chính phủ đều trong phạm vi Quốc hội quyết định (không quá 4% GDP, 46,1% GDP, 41,9% GDP).2. Kịp thời thành lập và quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19 an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạchTrước bối cảnh ngân sách hạn hẹp, để có đủ kinh phí mua vaccine tiêm cho nhân dân, Bộ Tài chính đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ đề xuất thành lập Quỹ vắc- xin phòng COVID-19. Ngày 26/5/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 779/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và giao cho Bộ Tài chính quản lý Quỹ.Bộ Tài chính đã nhanh chóng thành lập Ban Quản lý Quỹ và giao cho Kho bạc Nhà nước tổ chức triển khai, quản lý, vận hành Quỹ. Tính đến 17h ngày 23/12/2021 đã có 580.096 tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ 8.800,55 tỷ đồng (bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng 55,9 tỷ đồng). Số dư Quỹ cuối ngày 1.129,05 tỷ đồng. Tổng số đã chi 7.671,5 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ đã thực hiện xuất mua vaccine là 7.666,9 tỷ đồng, chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine là 4,6 tỷ đồng.3. Triển khai hóa đơn điện tử, tăng cường thu thuế sàn thương mại điện tử, nền tảng số - bước tiến lớn về chuyển đổi số và hiện đại hóa thuế
Năm 2021 là dấu mốc quan trọng trong công tác triển khai hóa đơn điện tử của ngành thuế với việc chính thức kích hoạt lộ trình triển khai hệ thống đơn điện tử theo định dạng chuẩn. Theo đó, tại 6 cục thuế thực hiện giai đoạn 1, với số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn chiếm khoảng 70% toàn quốc, kết quả thành công sẽ tạo nền tảng để triển khai tại 57 địa phương còn lại thuộc giai đoạn 2, đảm bảo đến ngày 30/6/2022 đạt 100% doanh nghiệp trên toàn quốc áp dụng đơn điện tử và chính thức “xóa sổ” hóa đơn giấy.Năm 2021 tổng thu ngân sách nhà nước do ngành Thuế quản lý hoàn thành vượt dự toán trên 177.000 tỷ đồng.
4. Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và thu ngân sách trên 370.000 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nayNgày 30/11/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức cán mốc 600 tỷ USD. Đây là một kết quả ấn tượng cho sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, trong đó có Bộ Tài chính và cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua. Kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng để các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Tổng thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan năm 2021 ước đạt 370.000 tỷ đồng bằng 117,46% dự toán thu ngân sách nhà nước (315.000 tỷ đồng), bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu (335.000 tỷ đồng), tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
5. Thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX)
Ngày 11/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) chính thức ra mắt đã đánh dấu cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. VNX ra đời đã thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường.Năm 2021 cũng đánh dấu chặng đường 25 năm của ngành Chứng khoán Việt Nam, giá trị giao dịch bình quân năm 2021 đạt hơn 27.000 tỷ đồng/phiên, gấp 2 lần năm 2020. Đặc biệt trước tình trạng quá tải, chậm xử lý lệnh giao dịch tại một số công ty chứng khoán từ cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã giao UBCKNN và các đơn vị liên quan khẩn trương tìm phương án kỹ thuật, xử lý triệt để, đến nay, hiện tượng nghẽn lệnh đã được khắc phục triệt để, đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư.6. Tham mưu và trình các cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các chính sách về miễn giảm, gia hạn các khoản thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19
Năm 2021, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp và khó lường do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đòi hỏi chính sách tài chính phải chủ động, linh hoạt. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế, Bộ Tài chính đã chủ động đẩy mạnh xây dựng chính sách, pháp luật nhằm sớm đưa các giải pháp tài chính vào cuộc sống.
Tính đến ngày 20/12/2021, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 04 Nghị quyết của Quốc hội; trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 02 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 14 Nghị định, 05 Quyết định, 16 đề án khác. Từ đầu năm 2021 đến nay đã có 28 nghị định của Chính phủ, 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo được ký ban hành (bao gồm cả số đã trình từ cuối năm 2020); đồng thời ban hành theo thẩm quyền 109 thông tư về tài chính - ngân sách.
Đặc biệt, trong đó có rất nhiều các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của dịch COVID-19, với số tiền khoảng 140 nghìn tỷ đồng từ thực hiện các chính sách nêu trên đã kịp thời góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, sớm ổn định sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
7. Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành Báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, trình Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 với mục tiêu tổng quát là huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tổng thể các nguồn lực bên trong và bên ngoài phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời, quản lý chặt chẽ nợ công, giữ vững an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; hệ thống các mục tiêu cụ thể về tổng thu, cơ cấu thu; tổng chi, cơ cấu chi; mức bội chi ngân sách; tổng mức huy động, hạn mức bảo lãnh, trần và ngưỡng an toàn nợ công…
8. Bộ Tài chính công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam
Tại Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 1/9/2021, Bộ Tài chính đã công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1. Việc công bố các chuẩn mực kế toán công Việt Nam nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và tại các đơn vị trong lĩnh vực công; nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong lĩnh vực công, kịp thời, đầy đủ và được quốc tế thừa nhận. Đồng thời, chuẩn mực kế toán công Việt Nam góp phần thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công với khu vực và thế giới, nâng cao tính minh bạch và có thể so sánh được của các thông tin tài chính.
9. Ngành Tài chính tiên phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Trong năm 2021, Bộ Tài chính đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) 2020, đóng góp vào thành tích 7 năm liên tiếp (từ 2014-2020) Bộ Tài chính đứng trong nhóm 3 Bộ đứng đầu về Par Index. Cũng trong năm 2021 (ngày 19/10/2021), lần đầu tiên Bộ Tài chính được vinh danh xếp vị trí thứ Nhất về mức độ chuyển đổi số năm 2020 (với giá trị DTI 0,4944) trong 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công. Ngoài ra, năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) khối các bộ, ngành do Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam đánh giá và công bố. Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp (từ 2013 - 2020), Bộ Tài chính giữ vững ngôi vị này.
10. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về tài chính trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đối ngoại của ngành Tài chính, hoạt động hợp tác tài chính khu vực và quốc tế của Bộ Tài chính vẫn được đảm bảo và hiệu quả hợp tác không ngừng được nâng cao. Mặc dù việc tham gia các hoạt động hợp tác tài chính chủ yếu bằng hình thức trực tuyến, tuy nhiên, Bộ Tài chính đã chủ động tham gia tích cực và đầy đủ vào các hoạt động hợp tác trong các tiến trình hợp tác tài chính của khu vực và đa phương như: Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN/ASEAN+3 năm 2021; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2021. Trong các kênh hợp tác nêu trên, Bộ Tài chính đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các sáng kiến, tuyên bố chung giữa các nước thành viên, giúp tăng cường chia sẻ kinh nghiệm để áp dụng thành công các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ ứng phó với đại dịch COVID-19. Những sáng kiến và nội dung của các Hội nghị đã giúp các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam có thêm nhiều thông tin, kinh nghiệm để vượt qua thách thức, tiến tới phục hồi kinh tế vĩ mô, tài chính, góp phần hỗ trợ Chính phủ đẩy lùi đại dịch và thực hiện tốt mục tiêu kép./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Giá nguyên vật liệu tăng chưa tạo áp lực lớn lên kiểm soát lạm phát năm 2021
17:02' - 03/12/2021
Thời gian gần đây, giá hàng hóa hạ nhiệt nhờ việc nối lại các chuỗi cung ứng sau giai đoạn giãn cách nhưng các biến động giá trước đó đã gây ra lo ngại về áp lực lạm phát cuối năm 2021 và năm 2022.
-
Tài chính
Bộ Tài chính có ý kiến về hiện tượng nhân viên ngân hàng ép khách mua bảo hiểm
17:30' - 02/12/2021
Bộ Tài chính nhấn mạnh, trường hợp phát hiện có vi phạm quy định về hoạt động đại lý cần có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định tại hợp đồng đại lý bảo hiểm và quy định pháp luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500
10:19'
Trong “Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” (FAST500) năm 2025, OPES xếp vị trí 97/500, dẫn đầu khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và đứng top 2 toàn ngành bảo hiểm.
-
Tài chính
Fed cảnh báo rủi ro tài chính Mỹ gia tăng dưới tác động chính sách mới
06:00'
73% số người được hỏi đã chỉ ra rủi ro thương mại toàn cầu là mối lo ngại hàng đầu, cao hơn gấp đôi so với con số được báo cáo vào tháng 11/2024.
-
Tài chính
Tránh lãng phí trong xử lý tài sản công sau sắp xếp tinh gọn bộ máy
11:12' - 26/04/2025
Về nguyên tắc, những tài sản cần cho việc phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị phải bố trí, sử dụng tài sản sẵn có để phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
-
Tài chính
Lạm phát tăng tốc tại nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh giữa lo ngại tăng trưởng chậm lại
10:21' - 26/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo của Inegi cho biết giá tiêu dùng tăng trong nửa đầu tháng 4 cao hơn ước tính 3,7% các chuyên gia kinh tế đưa ra.
-
Tài chính
Ấn Độ siết quản lý, giới siêu giàu vẫn đẩy mạnh đầu tư toàn cầu qua kênh mới
07:39' - 25/04/2025
Theo số liệu chính thức, các khoản đầu tư được chuyển ra nước ngoài thông qua những quỹ tại trung tâm tài chính Gujarat International Finance Tec-City (GIFT City) đã tăng hơn gấp ba lần.
-
Tài chính
Khoảng 6.000 xe công dự kiến sẽ được giao cho cấp xã
14:28' - 24/04/2025
Ngày 24/4, tại buổi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Công sản ( Bộ Tài chính) cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 6.000 xe công được cấp cho cấp xã.
-
Tài chính
Sắp có chính sách tín dụng vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
14:19' - 24/04/2025
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành STEM thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội được nghiên cứu, xây dựng.
-
Tài chính
Thái Lan dự kiến bơm 500 tỷ baht vào nền kinh tế
12:31' - 24/04/2025
Bộ Tài chính Thái Lan đặt mục tiêu bơm hơn 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên trên 1,8%.
-
Tài chính
Ngành thuế đã giải quyết cho hơn 4.300 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc
14:22' - 23/04/2025
Theo đó, ngành thuế đã thực hiện giải quyết chế độ cho 4.311 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo quy định của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.