2018 sẽ là năm bứt phá của bất động sản nghỉ dưỡng Nam Phú Quốc

10:55' - 31/01/2018
BNEWS Giới chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản (bất động sản) 2018 sẽ chuyển mạnh sang phân khúc nhà ở giá rẻ và du lịch nghỉ dưỡng.

Trong khi nhà ở giá rẻ vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất thấp, thì phân khúc Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt ở các khu vực có chủ trương trở thành đặc khu kinh tế (ĐKKT).

Bất động sản nghỉ dưỡng: Nguồn cung còn ít

Thời gian qua, với những biện pháp kiểm soát tốt và hàng loạt giải pháp quyết liệt của Chính phủ, tồn kho Bất động sản trên tất cả các phân khúc đều liên tục giảm, đặc biệt trong 3 năm trở lại đây. Lượng Bất động sản tồn kho cả nước hiện còn hơn 20.000 tỷ đồng, giảm gần 80% so với quý I/2013. Các dự án mới liên tục bung hàng cho thấy “cầu” của thị trường vẫn rất tốt, thậm chí nhiều dự án liên tục “cháy hàng”, dù ở phân khúc Bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp.

Bởi vậy, nhận định về thị trường Bất động sản 2018, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam gói gọn chỉ trong vài chữ: “kiểm soát và bền vững”. Cho rằng Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ chiếm thế thượng phong trong năm 2018 này, ông Nam khẳng định “nguồn cung của chúng ta còn ít, còn thiếu, chứ không phải thừa, đặc biệt ở phân khúc cao cấp”.

Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Du lịch, đến đầu năm 2017, số lượng cơ sở lưu trú cả nước tăng lên 21.000 với 420.000 phòng, trong đó hạng 5 sao chỉ có 107 cơ sở với trên 30.624 buồng. Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cả nước sẽ có 580.000 phòng lưu trú, trong đó 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao vào năm 2020.

Giới chuyên gia cho rằng, với tốc độ du lịch tăng trưởng mạnh, như năm 2017 tổng lượng khách tăng trưởng khoảng 30%, thì nếu không tăng tốc đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ không đạt được mục tiêu.

Nói như ông Lương Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Vietstar Airlines tại Diễn đàn thường niên Bất động sản lần thứ I được tổ chức ngày 15/11/2017: “Du lịch tăng trưởng không có lý gì Bất động sản nghỉ dưỡng không đi theo. Ngành du lịch đang cần rất nhiều cơ sở lưu trú. Do đó, trong trung hạn không có khả năng xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung Bất động sản nghỉ dưỡng".

Dư địa đặc biệt còn nhiều ở các thị trường mới như Phú Quốc. Trong khi Đà Nẵng, Nha Trang liên tục tăng nhanh số dự án và số buồng phòng lưu trú 4-5 sao, thì Phú Quốc hiện mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.

Theo Sở Du lịch Kiên Giang, Phú Quốc mới chỉ có 8 cơ sở lưu trú 4-5 sao, còn lại chủ yếu đơn vị nhỏ lẻ. Đây là con số rất khiêm tốn so với đà tăng trưởng du lịch của đảo Ngọc, khi tổng lượng khách năm 2017 đạt xấp xỉ 3 triệu lượt, tăng gấp đôi năm trước.

Năm 2018: Phú Quốc “lên ngôi”

Một trong những vấn đề nóng hổi nhất trong năm 2017 chính là chủ trương thành lập 3 ĐKKT Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Dự kiến, tại kỳ họp tháng 5 tới, Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, tạo hành lang pháp lý để chính thức xây dựng 3 đặc khu đầu tiên.

Các nền tảng đưa Phú Quốc thành đặc khu đều đã được xác lập rõ ràng. Ngay đầu tháng 1/2018, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định: Chính phủ thống nhất phương án xây dựng đặc khu Phú Quốc trở thành đô thị du lịch biển đảo - trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế; Một khu vực kinh tế năng động, hiệu quả với các dịch vụ, giải trí cao cấp, trung tâm thương mại quốc tế lớn và hiện đại.  

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tiềm năng nội tại của Phú Quốc. Như nhận định của bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc bộ phận nghiên cứu, tư vấn, định giá và quản lý tài sản CBRE Việt Nam: “Phú Quốc vốn có nhiều tiềm năng về du lịch, nghỉ dưỡng, đặc biệt hấp dẫn với khách nước ngoài. Nếu có được những cơ chế chính sách đặc thù, ưu thế hơn hẳn thì hoàn toàn có thể kỳ vọng Phú Quốc trở thành thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng sôi động.”

2017 đặt dấu mốc cho sân bay quốc tế Phú Quốc khi nơi này đón lượng khách vượt công suất. Tính cao điểm, trong một ngày sân bay Phú Quốc đón gần 80 lượt cất/hạ cánh, tương đương khoảng 12.000 lượt hành khách. Với đà này, cộng thêm “cú hích” từ ĐKKT, Bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc sẽ có cuộc bứt phá ngoạn mục, mà mở màn chính là việc JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay ở Nam đảo đã được trao giải thưởng “Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới” vào cuối năm 2017.

Tiếp đó, những dự án hot nhất thị trường nghỉ dưỡng đều tập trung ở Nam đảo, trong đó, tâm điểm chính là dự án nằm ngay cạnh JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, do Tập đoàn Sun Group đầu tư. Đó là “ngôi làng biển” Sun Premier Village Kem Beach Resort, dự án tạo hấp lực mạnh bởi triển vọng sinh lời hàng đầu Phú Quốc.

Theo công bố mới đây của chủ đầu tư, một biệt thự sát biển Bãi Kem trị giá khoảng 27 tỷ đồng, với cam kết lợi nhuận tối thiểu 9% mỗi năm trong suốt 15 năm, sau thời gian cam kết chủ biệt thự sẽ thu về 28 tỷ, đồng thời vẫn sở hữu một biệt thự nghỉ dưỡng sinh lời bền vững.

Với tiềm lực mạnh, Sun Group còn tạo sức hút khi tặng ngay 2,8 tỷ đồng – tương đương khoản thu nhập 9% timeshare/năm khi mua biệt thự trong quý I/2018. Đồng thời, chỉ cần số vốn ban đầu 6 tỷ đồng, khách hàng đã có thể sở hữu biệt thự 27 tỷ này do được hỗ trợ lãi suất 0% cho khoản vay lên tới 70% giá trị biệt thự.

Con số lợi nhuận 9% mỗi năm thậm chí còn được thị trường đánh giá là khiêm tốn so với tiềm năng của Nam Phú Quốc. Nam đảo được dự đoán sớm trở thành điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn nhất khu vực trong tương lai gần, đặc biệt khi Cáp treo Hòn Thơm chính thức khai trương tháng 2/2018, tiếp đến là tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Hon Thom Nature Park. Khi các dự án này hoàn thiện, du khách đổ về đây thì lợi nhuận mỗi năm cho các biệt thự ở Bãi Kem hoàn toàn nắm chắc trên 10%./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục