25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Việt Nam đã thúc đẩy một ASEAN gắn kết và nhạy bén
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, ông Lee Hyuk, Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc, cựu Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, khẳng định rằng Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Hàn Quốc trong số các quốc gia thành viên ASEAN.
Theo ông Lee Hyuk, quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua về mọi mặt. Kim ngạch thương mại song phương đạt 70 tỷ USD vào năm ngoái. Vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD, đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.Trao đổi kinh tế đã dẫn đến sự tăng cường giao lưu nhân dân. Ước tính, khoảng 4 triệu người Hàn Quốc đã đến Việt Nam vào năm 2019 và hơn 180.000 người Hàn Quốc hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, cũng bằng với số người Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc với Việt Nam chiếm gần 40% tổng kim ngạch thương mại của Hàn Quốc với toàn khối ASEAN.
Theo Tổng Thư ký Lee Hyuk, một trong những lý do đằng sau sự phát triển nhanh chóng của quan hệ song phương là sự giao lưu thường xuyên giữa người dân hai nước. Mặc dù giao lưu nhân dân và các cuộc gặp gỡ trực tiếp đã trở nên rất khó khăn bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song cả hai nước đang nỗ lực hết sức để chống lại dịch bệnh này.
Ông nhấn mạnh Hàn Quốc và Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận là hai trong số các quốc gia kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và trở lại cuộc sống bình thường sớm hơn nhiều quốc gia khác.
Chính phủ Việt Nam hiện đang cho phép các doanh nhân Hàn Quốc vào Việt Nam để duy trì dòng chảy trao đổi kinh tế mạnh mẽ bất chấp đại dịch.
Điều này có thể được mở rộng hơn nữa để tạo "hành lang đi lại" tự do giữa các thành phố của Việt Nam và Hàn Quốc có mức độ rủi ro lây nhiễm thấp. Những nỗ lực như vậy không chỉ giúp ích cho ngành du lịch mà còn tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác chặt chẽ và không thể tách rời giữa hai nước.
Theo dự báo, bối cảnh kinh tế sau đại dịch COVID-19 sẽ khác hoàn toàn so với trước đây. Do đó, ông tin rằng Việt Nam và Hàn Quốc nên thăm dò các cách thức để tạo điều kiện cho sự hợp tác và trao đổi trong các lĩnh vực rộng lớn giữa hai nước trong thời kỳ hậu COVID-19.
Về vai trò của Việt Nam trong việc dẫn dắt ASEAN vượt qua các thách thức hiện nay, Tổng Thư ký Lee Hyuk đánh giá cao Việt Nam đảm đương hiệu quả vai trò Chủ tịch ASEAN trong việc củng cố sự thống nhất trong ASEAN, và cùng hợp tác với các quốc gia thành viên chống lại dịch COVID-19 .
Ông nêu rõ, từ đầu năm nay, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy một ASEAN gắn kết và nhạy bén. Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết trong ASEAN kể từ khi dịch bệnh bùng phát để vừa vượt qua khủng hoảng y tế, vừa khôi phục nền kinh tế.
Tháng trước, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, trong đó các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định sự quyết tâm, ý chí chính trị và sự đoàn kết mạnh mẽ để vượt qua khó khăn.
Theo ông, một trong những nhiệm vụ lớn nhất mà ASEAN và thế giới phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để giảm thiểu các tác động kinh tế, xã hội do dịch COVID-19.
Theo ông, công tác truyền thông, sự phối hợp và hợp tác giữa các quốc gia nhằm giảm thiểu sự gián đoạn hoạt động thương mại, ngăn chặn các biện pháp bảo hộ và chia sẻ thông tin đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng.
Việc tạo điều kiện cho dòng chảy hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như vật tư y tế và lương thực-thực phẩm là rất quan trọng để giúp nền kinh tế của các quốc gia dễ bị tổn thương không bị rơi tự do.
Ông Lee Hyuk nhấn mạnh ASEAN có nhiều kinh nghiệm hợp tác để vượt qua khủng hoảng. Năm 1997, khi khu vực phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á (gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) đã cùng nhau tạo ra khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3.
Ông tin tưởng rằng ASEAN, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, sẽ một lần nữa nổi lên mạnh mẽ hơn từ những khó khăn ngày hôm nay.
Việt Nam có điều kiện tốt để dẫn dắt những nỗ lực này, giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh, khôi phục nền kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực trong thời kỳ hậu COVID-19.
Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dưới sự dẫn dắt của Việt Nam sẽ là một thành tựu quan trọng.
Ông Lee Hyuk khẳng định rằng những nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường chủ nghĩa đa phương trong khu vực thông qua các nền tảng do ASEAN tạo ra sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau và hợp tác trong khu vực./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Đóng góp tích cực cho hội nhập và xây dựng cộng đồng
14:49' - 27/07/2020
Theo Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi, kể từ khi gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực cho tiến trình hội nhập khu vực và xây dựng Cộng đồng.
-
DN cần biết
25 năm hợp tác thương mại Việt Nam - ASEAN
08:00' - 26/07/2020
Sau 25 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã tăng lên nhanh chóng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng kết 25 năm xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN
21:17' - 23/07/2020
Hãy cùng nhìn lại tổng kết 25 năm xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN qua đồ họa dưới đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác tối đa dư địa cho tăng trưởng
12:14'
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, 6 tháng cuối năm, các địa phương cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
10:11'
Thủ tướng cho rằng, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải tính của Đông Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.