30 năm thu hút FDI: Tạo lực thúc đẩy liên kết doanh nghiệp
Sau 30 năm Việt Nam mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp trong khối này đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI không những là mắt xích quan trọng mà còn tạo đòn bẩy để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là những đóng góp lớn trong xuất khẩu.
Tuy nhiên, nếu ví nền kinh tế Việt Nam như một "cỗ xe" thì các doanh nghiệp FDI là một "chiếc bánh quay" khá mạnh và hiệu quả nhưng lại thiếu tương tác với những chiếc bánh còn lại là các doanh nghiệp trong nước.
Đây là thực tế đã diễn ra từ lâu và hiện được xem là một trong những hạn chế lớn nhất cần khắc phục trong thời gian tới.
*Những bước tiến dài
Theo thống kê của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ 10 tỷ USD năm 1988 khi Việt Nam mới thu hút FDI, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng dần lên 50 tỷ USD, 100 tỷ USD và dự kiến là 225 tỷ USD trong năm 2018 này.
Đáng lưu ý, xuất khẩu giai đoạn 2011- 2015, bình quân tăng 17,6%/năm, cao hơn mục tiêu trong Chiến lược Xuất nhập khẩu đến năm 2020, định hướng đến 2030, cũng như mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XI (tăng 12%).
Với tốc độ tăng luôn cao hơn mức tăng chung, khối FDI đã có vai trò quyết định duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước.
Điểm mốc đáng nhớ là trong năm 2015 đã có 23 mặt hàng lọt Top câu lạc bộ tỷ USD và cũng là năm mặt hàng điện thoại di động vươn lên đứng đầu với kim ngạch 30,6 tỷ USD, tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, nếu như cách đây 6 năm, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước vẫn nhỉnh hơn so với các doanh nghiệp FDI thì đến nay, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cao gấp 3 lần các doanh nghiệp trong nước.
Các doanh nghiệp FDI hiện đóng góp gần 20% tổng thu ngân sách Nhà nước, tăng 10 lần so với năm 2000.
Đáng lưu ý, trên 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp FDI đã có những bước tiến dài, nhưng tác động tới các doanh nghiệp trong nước lại rất mờ nhạt.
Ông Trần Thanh Hải cũng chỉ ra thực tế như việc Tập đoàn Samsung hiện sản xuất 40% smartphone (điện thoại thông minh) tại Việt Nam, xuất khẩu năm qua đạt kim ngạch 50 tỷ USD, tương đương tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
Nhưng hiện chỉ có chưa đến 30 doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi sản xuất của Samsung tại Việt Nam.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều hiện tượng trốn thuế, chuyển giá của một số doanh nghiệp là những con sâu mà lâu nay chưa thể loại trừ triệt để. Những dự án gây ô nhiễm môi trường là bài học cảnh tỉnh rất đắt giá trong việc thu hút FDI.
Đặc biệt, những dự án công nghệ rác, công nghệ lạc hậu vẫn tìm cách thâm nhập vào Việt Nam hay vi phạm và tranh chấp lao động đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động và gây thiệt hại cho doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề nan giải hiện nay.
Hơn nữa, việc chuyển giao, tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng kết quả rất hạn chế, không như kỳ vọng.
Hiệu ứng lan tỏa của các doanh nghiệp nước ngoài tới các doanh nghiệp Việt như: việc phát triển công nghiệp phụ trợ và tham gia chuỗi giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế cũng là những điểm yếu cần khắc phục ngay trong tương lai.
*Tạo lực đẩy đồng bộ
Bước sang năm 2018, một chu kỳ mới, động lực mới, bước phát triển mới và vận hội mới cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Theo giới phân tích, không chỉ năm 2018 mà đến những năm 2022, 2023… Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, triển vọng tốt đẹp có thành hiện thực hay không còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của Chính phủ. Cũng không thể thiếu nỗ lực tự thân của chính các doanh nghiệp hai bên trong chặng đường tiến về phía trước.
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho hay, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Do đó, nếu khai thác tốt, FDI sẽ trở thành một trong những trụ cột, nền tảng để Việt Nam phát triển tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước hội nhập, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết sức mình, lấy doanh nghiệp FDI làm động lực để phát triển, hạn chế đến mức thấp nhất sự phụ thuộc, đảm bảo tăng trưởng.
Vì thế, bên cạnh việc sẽ tạo ra hệ thống chân rết phát triển, cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống luật pháp phải hoàn thiện để ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng môi trường; định hướng các dòng vốn, các hoạt động vốn FDI đúng mục tiêu đặt ra, từ đó sẽ giảm bớt áp lực không bền vững.
Ông Trần Thanh Hải bày tỏ, FDI là thành tựu của quá trình hội nhập, đồng thời là một thành phần của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào gia tăng xuất khẩu.
Tuy nhiên, vấn đề cần giải quyết ở đây không phải là hạn chế, giảm bớt hoạt động doanh nghiệp FDI mà Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển nhanh chóng, đạt tỷ lệ kim ngạch cao trong cơ cấu xuất khẩu.
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp như: Ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, đầu tư, đào tạo nhân lực nhưng vẫn chưa làm tốt việc kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Cùng với đó, chưa thực hiện triệt để việc yêu cầu doanh nghiệp FDI khi đầu tư tại Việt Nam phải chuyển giao công nghệ.
Đây là những hoạt động sẽ được tập trung giải quyết trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước.
Để khắc phục những tồn tại, nhiều ý kiến cho rằng, trong năm 2018 và các năm tiếp theo Nhà nước cần tạo lực đẩy đồng bộ, làm cho khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên để kết nối được với doanh nghiệp FDI.
Mặt khác, quản lý nhà nước về FDI của Việt Nam phải tiếp tục có những đổi mới toàn diện, sâu sắc về xúc tiến đầu tư, thẩm định dự án và cấp phép đầu tư cho các dự án, quản lý dự án sau cấp phép…
Tuy nhiên, bên cạnh hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng, các chuyên gia cũng khuyến cáo tự bản thân các doanh nghiệp nội phải đổi mới, tìm hướng đi, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Điều này không những đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các đối tác nước ngoài mà còn phù hợp với yêu cầu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng và phát triển bền vững hơn trong hội nhập./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
30 năm thu hút FDI: Nhìn lại để đi tiếp
10:06' - 02/09/2018
Đã trải qua hơn 30 năm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (1987 - 2017), nhìn lại quá trình này cùng với đó là những thách thức của giai đoạn tới, có nhiều câu hỏi đã được đặt ra.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI: Dấu ấn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
10:00' - 02/09/2018
Trải qua hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có thể nói, FDI trở thành khu vực kinh tế rất quan trọng của kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Vượt sóng ra biển lớn: Bài 1 FDI - "Đầu kéo" cho phát triển
09:40' - 02/09/2018
Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, khu vực đầu tư nước ngoài đã có những hiệu ứng lan tỏa đối với các lĩnh vực của nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam – WEF
21:33' - 21/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực bên trong gồm con người, thiên nhiên, đặc biệt là khai thác các không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở
21:28' - 21/01/2025
Căn cứ số lượng sở được thành lập, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của sở và tổng số lượng Phó Giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập thành phố Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
20:17' - 21/01/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 333,02 km2 và quy mô dân số là 287.055 người của thị xã Phú Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore tăng mạnh
19:49' - 21/01/2025
Năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam
19:45' - 21/01/2025
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn bài viết cho rằng trước thời điểm diễn ra hội nghị WEF, Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh như một nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp về phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch
19:45' - 21/01/2025
Phó Thủ tướng nêu rõ, việc xử lý ô nhiễm sông, hồ của Hà Nội là hết sức cấp bách, cần thiết, phải làm nhanh nhất có thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW
18:59' - 21/01/2025
Tổng Bí thư lưu ý Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đầu tư vào chăn nuôi sẽ rất hạn chế nếu để xảy ra buôn lậu động vật
16:55' - 21/01/2025
Nhiều địa phương có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, kêu gọi “đại bàng vào đẻ trứng vàng” trong lĩnh vực chăn nuôi, nhưng lại để diễn ra phổ biến tình trạng vận chuyển trái phép động vật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Nông đưa 80 dự án chậm triển khai ra khỏi danh mục thu hồi đất
16:30' - 21/01/2025
HĐND tỉnh Đắk Nông thông qua danh mục 87 dự án cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong năm 2025 và đưa ra khỏi danh mục thu hồi đất đối với 80 dự án chậm triển khai.