37 ngân hàng tiếp tục miễn, giảm phí dịch vụ cho khách hàng
Tính đến ngày 25/3, đã có 37 ngân hàng xác nhận tiếp tục miễn, giảm phí dịch vụ cho khách hàng, chiếm tỷ trọng 98,9% tổng số lượng giao dịch chuyển tiền qua Công ty Cổ phần Thanh toán Chuyển mạch Quốc gia Việt Nam (NAPAS).
Trong đó, có 14 ngân hàng đưa mức phí thu khách hàng về 0 đồng, chiếm 49,1% lượng giao dịch miễn phí dịch vụ.
Cụ thể là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCaptialBank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Hong Leong (Hong Leong Bank) và Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) thực hiện miễn phí toàn bộ trên tất cả các kênh. Riêng Ngân hàng Shinhan (Shinhan Bank) áp dụng miễn phí trên kênh Internet banking và Mobile banking.
Theo đại diện VietCaptialBank, các giao dịch nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống và từ 500.001 đến 2.000.000 đồng hiện chiếm tỷ trọng lần lượt là 15% và 20% tại ngân hàng này. VietCaptialBank sẽ tiếp tục áp dụng chính sách miễn giảm 100% đối với tất cả các loại phí chuyển tiền nhanh 24/7 cho khách hàng, dự kiến số lượng giao dịch thời gian tới sẽ tăng từ 20 - 25% hàng tháng so với trước.
"Chính sách này đưa ra nhằm khuyến khích khách hàng tăng cường giao dịch trực tuyến để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh khi đến nơi đông người", đại diện ngân hàng khẳng định.
Bên cạnh đó, có 23 ngân hàng triển khai mức giảm lớn hơn hoặc tối thiểu tương đương mức giảm của NAPAS, chiếm 49,8% lượng giao dịch thực hiện giảm phí dịch vụ của NAPAS.
Mức phí thu trung bình giao động từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng (chưa bao gồm VAT) được các ngân hàng áp dụng tùy theo đối tượng khách hàng, kênh giao dịch vào từng thời điểm gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TNHH Indovina (IVB), Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank), Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Dầu khí Toàn cầu (GPBank), Ngân hàng TNHH một thành viên Public Việt Nam (Public Bank Vietnam), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) chi nhánh Hà Nội.
Trong lần giảm phí này, Public Bank Vietnam, Nam A Bank và VietBank áp dụng mức phí thu tối thiểu 2.000 đồng/giao dịch. Một số ngân hàng lớn thực hiện điều chỉnh giảm phí nhẹ so với mức phí trước đó như Vietcombank, Agribank và BIDV áp dụng mức thu 5.000 đồng/giao dịch, VietinBank thu 7.000 đồng/giao dịch.
Động thái này nhằm thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc miễn, giảm phí dịch vụ với mức giảm lớn hơn hoặc tối thiểu tương đương mức giảm của NAPAS đối với các giao dịch có giá trị trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Theo đại diện NAPAS, trong chương trình miễn giảm phí lần 1, khách hàng của 43/45 ngân hàng đã được hưởng miễn hoặc giảm phí cho các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống.
Trong tháng 3/2020, tổng số lượng giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng giá trị nhỏ qua NAPAS tăng hơn 32% so với tháng 2/2020. Điều này cho thấy, khách hàng đã có sự dịch chuyển từ chi tiêu bằng tiền mặt sang sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế những tác động từ dịch COVID-19.
Với chương trình miễn giảm phí lần 2 này, NAPAS nhận được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ và đồng bộ từ phía các ngân hàng thương mại.
Chỉ trong vòng 1 tháng, NAPAS đã 2 lần giảm phí dịch vụ. Lần 1 từ ngày 25/2, NAPAS triển khai chương trình miễn phí đối với dịch vụ công và miễn, giảm 72% phí giao dịch chuyển tiền giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống.
Đến ngày 25/3, NAPAS sẽ tiếp tục giảm 50% phí dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng đối với giao dịch có giá trị từ 500.001 đồng đến 2.000.000 đồng (giảm từ 1.800 đồng/giao dịch xuống còn 900 đồng/giao dịch). Thời gian áp dụng đến hết ngày 31/12./.
- Từ khóa :
- ngân hàng
- ngân hàng nhà nước
- napas
- phí dịch vụ
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: 12 ngân hàng thương mại họp triển khai hỗ trợ doanh nghiệp
21:20' - 24/03/2020
Để thực hiện tốt Thông tư 01, Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu các ngân hàng thương mại cần hành động quyết liệt triển khai trong toàn hệ thống từ hội sở chính đến từng chi nhánh.
-
Ngân hàng
Ngân hàng chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp mùa COVID-19
16:09' - 24/03/2020
"Gần 10 ngày nay, hàng chục đầu xe ô tô du lịch của công ty đã nằm bám bụi tại bãi. Doanh thu gần như về con số 0".
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: Các ngân hàng tiếp tục miễn, giảm phí giao dịch lần 2
10:13' - 24/03/2020
Từ nay đến hết ngày 31/12/2020, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) sẽ tiếp tục miễn hoàn toàn 100% phí các loại giao dịch, bao gồm cả phí chuyển tiền nhanh 24/7.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới tài trợ 70 triệu USD hỗ trợ doanh nhân nữ tại Nam Sudan
06:57'
Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt khoản tài trợ 70 triệu USD của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) để tăng cường trao quyền kinh tế và xã hội cho phụ nữ ở Nam Sudan.
-
Ngân hàng
Triển khai hỗ trợ 2% lãi suất: Ngân hàng Nhà nước sẽ tính toán room tín dụng hợp lý
18:15' - 28/05/2022
Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
-
Ngân hàng
Kon Tum triển khai nhiều chính sách cho vay ưu đãi phục hồi sản xuất kinh doanh
08:51' - 28/05/2022
Chi Nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác rà soát nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng.
-
Ngân hàng
Eximbank phấn đấu trở về Top 10 ngân hàng thương mại tốt nhất
16:19' - 27/05/2022
Trong năm 2022, Eximbank lên kế hoạch kinh doanh rất khả quan, với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.500 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2021, dù năm ngoái nằm trong nhóm ngân hàng giảm lợi nhuận.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021
15:08' - 27/05/2022
Đến 20/5 tín dụng đạt trên 11 triệu tỷ đồng, tăng 7,66% so với cuối năm 2021, tăng cao hơn gấp 2 lần so với cùng thời điểm năm 2021.
-
Ngân hàng
Triển khai hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng
14:56' - 27/05/2022
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, đây là chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tiên sử dụng ngân sách nhà nước có quy mô lớn được triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại
-
Ngân hàng
Mastercard tập trung vào thị trường Đông Nam Á và Mỹ Latinh
13:03' - 27/05/2022
Đông Nam Á và Mỹ Latinh đang là những khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất của Mastercard - công ty thanh toán quốc tế có trụ sở tại Mỹ.
-
Ngân hàng
Giá USD sáng 27/5
08:42' - 27/05/2022
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD ổn định trong khi đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm giá.
-
Ngân hàng
Ngân hàng đầu tiên công bố hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
07:52' - 27/05/2022
Đã có ngân hàng đầu tiên công bố triển khai hỗ trợ lãi suất 2% ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022.