ADB đánh giá về triển vọng phục hồi kinh tế tại Đông Nam Á
Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 13/5, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá triển vọng phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á rất đáng khích lệ trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19, tuy nhiên, không phải là không có rủi ro dai dẳng.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, báo cáo của ADB có tiêu đề “Phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 ở Đông Nam Á”, trong đó khảo sát các cơ hội tăng trưởng, chiến lược ngành và cải cách ưu tiên có thể giúp các quốc gia thúc đẩy phục hồi kinh tế trong trung hạn.
Tổng giám đốc ADB khu vực Đông Nam Á Ramesh Subramaniam nhận định những rủi ro đối với triển vọng phục hồi trong khu vực bao gồm sự không chắc chắn gia tăng bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, sự xuất hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 và hậu quả của đại dịch gây tổn thất lớn về việc làm và giáo dục, làm gián đoạn sản xuất, giảm niềm tin của doanh nghiệp cũng như hạn chế tốc độ tăng năng suất.
Theo ông Ramesh Subramaniam, các ngành công nghiệp hỗ trợ với lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy quá trình phục hồi xanh, bền vững và bao trùm sẽ không chỉ đòi hỏi các chính phủ can thiệp theo ngành nghề cụ thể mà còn phải có các biện pháp xuyên suốt nhằm khuyến khích môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ sở hạ tầng được cải thiện và liên kết nội vùng mạnh mẽ hơn.
Báo cáo của ADB nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức mới đối với ngành du lịch. Để xây dựng lại ngành công nghiệp “không khói” này, báo cáo khuyến nghị khôi phục nhu cầu du lịch thông qua các chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ, tiêu chuẩn du lịch an toàn hơn, dịch vụ du lịch đa dạng hơn, tuyển chọn nhân lực có trình độ chuyên môn cao hơn và được trả lương cao hơn cũng như ứng phó quản lý khủng hoảng mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, theo báo cáo, lĩnh vực điện tử của khu vực cũng phải đối mặt với những thách thức về cấu trúc, bao gồm sự đa dạng hóa bị thu hẹp trong chuỗi cung ứng điện tử, quy trình và sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, công nghệ đột phá có thể tác động tiêu cực về việc làm cũng như thay đổi nhanh chóng về công nghệ và xu hướng tiêu dùng.
Báo cáo đề xuất để nâng cao tính năng động của ngành công nghiệp điện tử, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể cho ngành như phối hợp nhịp nhàng hơn giữa doanh nghiệp địa phương, các công ty quốc tế và chính phủ; nâng cấp công nghệ của đặc khu kinh tế về điện tử; khuyến khích nghiên cứu và phát triển nhiều hơn và phát triển các kỹ năng và nguồn nhân lực.
Báo cáo cũng nhận định thương mại số có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á. Theo báo cáo, phần lớn thương mại kỹ thuật số của khu vực hiện tập trung vào thị trường kỹ thuật số và công nghệ thông tin và gia công quy trình kinh doanh (IT-BPO), trong khi phát triển phần mềm đang được phát triển ở một số quốc gia.
Báo cáo nêu rõ: “Khi nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số ngày càng tăng, điều quan trọng là phải tăng cường kết nối kỹ thuật số, đầu tư vào các cơ sở hậu cần và phân phối, phát triển lộ trình IT-BPO, hỗ trợ phát triển và đào tạo kỹ năng cũng như các quy định về số hóa để bảo vệ người tiêu dùng”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
ADB hỗ trợ Campuchia xây dựng 2 cảng tại vùng duyên hải
14:00' - 03/05/2022
Nhật báo Khmer Times của Campuchia đưa tin ADB đã hỗ trợ chính quyền tỉnh duyên hải Kep của nước này nghiên cứu kế hoạch xây dựng hai cảng tiêu chuẩn phục vụ ngành thủy sản và du lịch.
-
Ý kiến và Bình luận
ADB và WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,3%-6,5%
16:27' - 07/04/2022
Trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2022 công bố ngày 6/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 6,5% và năm 2023 đạt 6,7%.
-
Kinh tế Việt Nam
ADB: Giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 6,5%
14:14' - 06/04/2022
ADB ghi nhận tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức 6,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và thương mại cùng nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam đóng vai trò điều hòa, xây dựng cầu nối trong ASEAN
13:55'
Giáo sư Ruhanas Harun – Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc phòng Malaysia (UPNM) – cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò điều hòa trong ASEAN khi có những quan điểm xung đột.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khu vực
13:32'
Việt Nam là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc quan hệ hai nước
09:53'
Truyền thông Maroc đồng loạt đưa tin và đánh giá tích cực chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Vương quốc Maroc từ ngày 24 - 27/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi
09:27'
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được mô tả là “lịch sử”, không chỉ bởi quy mô lớn của đoàn Việt Nam mà còn bởi cam kết chính trị cao từ cả phía Senegal và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22' - 25/07/2025
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc việc đánh thuế ngay có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư
17:48' - 24/07/2025
VCCI cho rằng chính sách thuế, ngoài mục tiêu thu đúng, thu đủ, còn cần đảm bảo khả năng khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
EU bày tỏ lo ngại về luật chống tham nhũng mới của Ukraine
08:55' - 24/07/2025
Ngày 23/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen yêu cầu Chính phủ Ukraine giải thích về việc sửa đổi luật làm giảm tính độc lập của 2 cơ quan chủ chốt trong cuộc chiến chống tham nhũng.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhận định mới nhất của ADB về triển vọng kinh tế Việt Nam
11:11' - 23/07/2025
Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng vẫn sẽ vững vàng trong năm 2025 và 2026, mặc dù tăng trưởng có thể chững lại trong ngắn hạn do áp lực từ thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Thuế quan không phải là giải pháp giúp lấy lại cân bằng toàn cầu
08:28' - 23/07/2025
IMF cảnh báo rằng thuế quan không phải là giải pháp cho vấn đề mất cân bằng thương mại toàn cầu hiện nay.