Ai Cập dự định ngừng hoàn toàn trợ giá nhiên liệu vào năm 2019
Phát biểu tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Ai Cập, ông Tariq al-Mulla cho hay chính sách trợ giá các sản phẩm dầu mỏ sẽ hoàn toàn kết thúc vào năm 2019 và việc áp dụng hệ thống thẻ nhiên liệu thông minh cũng bị đình lại sau khi nhiều "lỗ hổng" được phát hiện trong quá trình triển khai.
Ông al-Mulla nói rằng Chính phủ Ai Cập không thể tìm ra giải pháp nào để khắc phục những "lỗ hổng" đó và việc áp dụng hệ thống thẻ thông minh sẽ dẫn đến hai mức giá cho một mặt hàng cũng như tình trạng độc quyền.
Bộ Dầu mỏ Ai Cập mới đây thông báo đã tăng giá các sản phẩm dầu mỏ, nhấn mạnh rằng việc loại bỏ trợ giá nhiên liệu là một bước đi quan trọng của chính phủ nhằm giảm tác động tiêu cực mà hệ thống trợ giá đã gây ra trong nhiều năm qua.
Theo đó, Ai Cập đã tăng giá xăng A92 từ 5 bảng Ai Cập/lít lên 6,75 bảng/lít; xăng A95 tăng từ 6,6 bảng/lít lên 7,75 bảng/lít. Bên cạnh đó, nước này cũng tăng giá khí đốt sinh hoạt từ 30 bảng/bình lên 50 bảng/bình, trong khi giá khí đốt phục vụ mục đích thương mại tăng từ 60 bảng/bình lên 100 bảng/bình.
Theo ông al-Mulla, tổng ngân sách dành cho trợ giá nhiên liệu (xăng dầu và khí đốt) trong 5 năm qua đã lên tới 517 tỷ bảng (hơn 29 tỷ USD tính theo tỷ giá hiện hành). Ông al-Mulla nói rằng Chính phủ Ai Cập thực hiện chính sách trợ giá nhiên liệu với mục tiêu then chốt là bảo vệ những hộ gia đình có thu thấp thấp.Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chính sách này đã dẫn đến "hiệu ứng ngược" vì người giàu là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội lại không được thụ hưởng nhiều.
Đây là lần thứ ba Ai Cập tăng giá nhiên liệu kể từ khi nước này thả nổi đồng bảng hồi đầu tháng 11/2016. Động thái mới nhất của Bộ Dầu mỏ Ai Cập nằm trong một loạt kế hoạch cải cách nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).Cuối năm 2016, Chính phủ Ai Cập đã đạt được với IMF thỏa thuận tín dụng trị giá 12 tỷ USD vòng ba năm, theo đó Cairo phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm các khoản trợ giá, trợ cấp cũng như tăng một loạt loại thuế.
Trong một báo cáo vừa công bố, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho rằng quyết định tăng giá nhiên liệu sẽ giúp Ai Cập đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ mức ước tương đương khoảng 9,8% GDP tài khóa 2017/2018 xuống còn 8,4% GDP tài khóa 2018/2019.Theo Moody’s, lần tăng giá nhiên liệu này sẽ giúp giảm toàn bộ ngân sách dành cho trợ giá của Ai Cập từ mức ước tương đương khoảng 7,5% GDP năm 2018 xuống còn 6,5% GDP năm 2019.
Giới phân tích nhận định quyết định cắt giảm trợ giá nhiên liệu là động thái kịp thời của Chính phủ Ai Cập, trong bối cảnh giá dầu mỏ gia tăng thời gian qua đã tác động xấu đến tình hình ngân sách của “đất nước Kim tự tháp”.Theo tính toán, giá dầu cứ tăng thêm 1 USD/thùng sẽ khiến ngân sách của Ai Cập lại mất thêm 4 tỷ bảng (hơn 224 triệu USD) vì nhu cầu dầu mỏ của quốc gia Bắc Phi này phụ thuộc vào 3/4 lượng dầu nhập khẩu.
Xem thêm:
>>>Thị trường dầu mỏ khởi sắc phiên cuối tuần
>>>OPEC bất đồng trước cuộc họp về chính sách năng lượngTin liên quan
-
Hàng hoá
Giới giao dịch dầu mỏ thận trọng trước cuộc họp của OPEC
08:11' - 15/06/2018
Giá dầu thế giới biến động ngược chiều nhau trong phiên 14/6 trong bối cảnh đồng USD nhích lên.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ, Trung Quốc muốn thành lập khối các nước nhập khẩu dầu mỏ
17:01' - 14/06/2018
Ấn Độ và Trung Quốc đang nỗ lực đàm phán để thành lập một khối hợp tác nhằm gây sức ép với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về vấn đề giá dầu thô.
-
Hàng hoá
IEA cảnh báo nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ vào năm 2019
18:15' - 13/06/2018
Trong một báo cáo IEA cho biết căn cứ vào tình hình hiện nay, tính tới cuối năm 2019, sản lượng dầu mỏ của Venezuela và Iran có thể giảm 1,5 triệu thùng/ngày so với sản lượng hiện nay.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ: Nhân tố địa chính trị đang chi phối tâm lý nhà đầu tư
09:13' - 23/05/2018
Trong phiên giao dịch ngày 22/5, giá dầu thô ngọt nhẹ New York (WTI) giảm sau khi đã vọt lên mức cao nhất trong hơn ba năm qua ở phiên trước đó.
-
Doanh nghiệp
Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới
16:35' - 22/05/2018
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết Mỹ vẫn là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới trong năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.