Ai Cập với nguồn hỗ trợ tài chính từ vùng Vịnh
Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đăng bài viết đánh giá rằng các quốc gia vùng Vịnh đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho Ai Cập vào thời điểm khó khăn hiện nay, bởi sự ổn định kinh tế, an ninh và chính trị tại đất nước Kim tự tháp luôn đồng nghĩa với sự ổn định của toàn khu vực.
Các đồng minh vùng Vịnh của Ai Cập đã cam kết hỗ trợ 22 tỷ USD để giúp nước này đối phó với những tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine. Theo các báo cáo của Chính phủ Ai Cập và truyền thông sở tại, các khoản viện trợ từ Qatar, Saudi Arabia và UAE sẽ được thực hiện dưới dạng tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương Ai Cập và các khoản đầu tư.Tuy nhiên, thông tin chi tiết về việc các khoản hỗ trợ kinh tế này sẽ được giải ngân vào thời điểm nào hiện vẫn chưa được thông báo. Đây là lần thứ ba trong vòng chưa đầy một thập kỷ qua các quốc gia vùng Vịnh tăng cường hỗ trợ tài chính cho Ai Cập, quốc gia đông dân nhất thế giới Arab.
Giám đốc điều hành tổ chức tư vấn Global Trade Matters có trụ sở tại Cairo, ông Ashraf Naguib nhận xét: “Điều này rất cần thiết và đây là một quá trình rất tự nhiên. Chúng tôi đã nhận thấy điều đó trong hơn một thập kỷ qua. Các quốc gia Arab vùng Vịnh luôn hỗ trợ Ai Cập. Nhìn chung, một Ai Cập ổn định đồng nghĩa với một khu vực ổn định".Là một trong những quốc gia mắc nợ nhiều nhất tại Trung Đông, với gần một nửa dân số sống gần hoặc dưới mức nghèo khổ theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế vốn đã bấp bênh của Ai Cập càng trở nên tồi tệ hơn khi cuộc xung đột đang diễn ra ở châu Âu đã khiến cho an ninh lương thực của nước này thêm căng thẳng. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã tác động mạnh mẽ đến an ninh lương thực của Ai Cập, giữa lúc quốc gia Bắc Phi nhập khẩu tới 80% lượng lúa mỳ từ Nga và Ukraine. Chi phí nhập khẩu gia tăng, giá năng lượng leo thang, dự trữ ngoại tệ ngày một vơi đi và lượng khách du lịch quốc tế giảm sút đã và đang tác động xấu đến nền kinh tế Ai Cập. Tỷ lệ lạm phát hàng năm tại khu vực đô thị của Ai Cập đã tăng lên 8,8% trong tháng 2/022, ghi dấu mức cao nhất trong gần ba năm qua, do giá thực phẩm tăng vọt.Saudi Arabia đã cam kết hỗ trợ 15 tỷ USD cho Ai Cập. Quốc gia vùng Vịnh này đã chuyển khoản tiền gửi 5 tỷ USD vào Ngân hàng Trung ương Ai Cập. Quỹ Đầu tư Công của Saudi Arabia đang cân nhắc kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và tài chính của Ai Cập.Trong khi đó, Qatar đã nhất trí ký kết các thỏa thuận đầu tư với tổng trị giá 5 tỷ USD. Còn Quỹ Tài sản Chủ quyền (ADQ) của Abu Dhabi (UAE) trong tháng trước đã hoàn tất một thỏa thuận trị giá khoảng 2 tỷ USD để mua cổ phần do Chính phủ Ai Cập nắm giữ trong một số công ty của nước này.Ông Ayman Soliman, Giám đốc điều hành Quỹ Chủ quyền Ai Cập cho biết các thông tin chi tiết về thỏa thuận này có thể được công bố trong vài ngày tới. Cũng theo ông Soliman, Quỹ Đầu tư Công của Saudi Arabia có thể sẽ mua cổ phần tại công ty dầu mỏ Wataniya Petroleum do quân đội Ai Cập quản lý và ba nhà máy điện do tập đoàn công nghiệp Siemens xây dựng, như một phần trong kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD mà Saudi Arabia đã cam kết với Ai Cập.
Để giảm thiểu các cú sốc kinh tế do tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra và củng cố nguồn dự trữ ngoại hối, Ai Cập mới đây đã công bố gói cứu trợ trị giá 130 tỷ bảng Ai Cập (7,1 tỷ USD), nâng lãi suất, giảm mạnh giá đồng nội tệ và kêu gọi sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngân hàng Trung ương Ai Cập đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2017 và cho phép đồng nội tệ, vốn ổn định so với đồng USD trong gần hai năm qua, giảm hơn 15% so với đồng bạc xanh.Ai Cập đã bắt đầu thảo luận với IMF về gói hỗ trợ mới, có thể bao gồm một khoản vay. Cairo đã viện đến sự hỗ trợ của định chế tài chính đa phương toàn cầu có trụ sở tại Washington này ba lần trong vòng sáu năm qua. Lần đầu tiên, Ai Cập vay IMF 12 tỷ USD thuộc khuôn khổ gói cải cách kinh tế giai đoạn 2016-2019. Nước này vay thêm hai lần nữa với tổng vốn vay 8 tỷ USD trong năm 2020, giữa lúc đại dịch COVID-19 bùng phát dữ dội.Giám đốc truyền thông của IMF Gerry Rice nói: "Chúng tôi hoan nghênh phản ứng của Ai Cập nhằm đối phó với cú sốc liên quan cán cân thanh toán và tác động của giá cả leo thang. IMF đang làm việc chặt chẽ với nhà chức trách Ai Cập để chuẩn bị cho các cuộc thảo luận về chương trình trợ giúp nước này ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng bao trùm trong trung hạn".Giám đốc bộ phận nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Naeem Holding ở Cairo, ông Allen Sandeep cho biết ngoài giá hàng hóa leo thang, Ai Cập có thể thất thu 3-4 tỷ USD do nguồn khách du lịch từ Nga và Ukraine sụt giảm mạnh. Theo ông Sandeep, Ai Cập đang đối mặt với khoản thiếu hụt tài chính 15 tỷ USD trong 12 tháng tới. Ông nói thêm: "Khoản tiền gửi 5 tỷ USD của Saudi Arabia sẽ giúp củng cố niềm tin xét về ổn định tỷ giá hối đoái và tính thanh khoản. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang chờ xem phần còn lại trong khoản cam kết 15 tỷ USD của Saudi Arabia sẽ được thực hiện dưới hình thức nào".Ngân sách dành cho chương trình trợ giá lương thực của Ai Cập, được dự trù ở mức 88 tỷ bảng (4,8 tỷ USD) trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, có thể sẽ tăng vọt do giá hàng hóa cao hơn. Theo chương trình trợ giá lương thực này, Ai Cập cung cấp bánh mỳ giá rẻ cho khoảng 70 triệu dân.Mối tương quan giữa an ninh lương thực và ổn định chính trị là động lực chính cho các kế hoạch hỗ trợ tài chính của các quốc gia Arab vùng Vịnh. Ryan Bohl, nhà phân tích về Trung Đông-Bắc Phi tại của Rane Network, nhận định các nước Arab vùng Vịnh hiểu rõ rằng giá lương thực là một phần nguyên nhân dẫn đến làn sóng “mùa Xuân Arab” cách đây 11 năm.Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Al Ahram (Ai Cập), ông Mohamed Farahat đánh giá: "Thế giới Arab, chủ yếu là khu vực vùng Vịnh, đã nhận được bài học năm 2011. Bài học chủ chốt cho thấy một nền kinh tế mạnh và một nhà nước mạnh ở Ai Cập rất quan trọng đối với sự ổn định nói chung của toàn khu vực".Theo hãng thông tấn nhà nước WAM của UAE, vào năm 2016, khi Ai Cập giảm giá đồng nội tệ, Saudi Arabia và UAE đã lần lượt chuyển khoản tiền gửi khoảng 3 tỷ USD và 1 tỷ USD vào Ngân hàng Trung ương Ai Cập, trước khi Cairo đạt được một thỏa thuận tín dụng trị giá 12 tỷ USD với IMF.Tuy nhiên, lần này lại hơi khác ở chỗ các khoản hỗ trợ tài chính từ các nước vùng Vịnh được rót nhiều hơn dưới hình thức đầu tư. Ông Ashraf Naguib, Giám đốc điều hành hãng tư vấn Global Trade Matters, cho rằng đó là sự "cân bằng hoàn hảo" giữa việc hỗ trợ người dân Ai Cập ổn định cuộc sống và đầu tư vào một quốc gia, vốn đang phát triển nhanh và sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho giới đầu tư.
Gói đầu tư 5 tỷ USD của Qatar được công bố sau khi Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry gặp người đồng cấp Qatar vào tuần trước. Vấn đề là mô hình này bền vững như thế nào đối với Ai Cập, quốc gia vẫn đang tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế. Theo đánh giá của giới phân tích, Ai Cập một lần nữa đang bên bờ vực khủng hoảng và để thoát ra khỏi những khó khăn kinh tế, Cairo không thể không viện đến sự hỗ trợ tài chính từ IMF và các nước vùng Vịnh./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Vốn đầu tư mạo hiểm vào các start-up tại Ai Cập tăng 168%
08:21' - 02/04/2022
MAGNiTT, chuyên thống kê các doanh nghiệp khởi nghiệp ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi cho biết vốn đầu tư mạo hiểm vào các start-up tại Ai Cập tăng 168% trong năm 2021, chạm ngưỡng kỷ lục 491 triệu USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quỹ chủ quyền ADQ của UAE nhất trí đầu tư 2 tỷ USD vào Ai Cập
07:40' - 28/03/2022
Quỹ chủ quyền Abu Dhabi Developmental Holding Company (ADQ) của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã nhất trí đầu tư 2 tỷ USD vào Ai Cập.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ai Cập đề nghị IMF hỗ trợ đối phó các thách thức kinh tế
08:10' - 24/03/2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 23/3 thông báo Ai Cập đã chính thức đề nghị định chế tài chính này hỗ trợ triển khai một chương trình kinh tế toàn diện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27'
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30'
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48'
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38'
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34'
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.