Alibaba có thể là mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung
Sau khi “nhắm” tới một số công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc như Huawei, ByteDance (chủ sở hữu ứng dụng TikTok) và Tencent (chủ sở hữu WeChat), Alibaba, một trong những doanh nghiệp Internet và bán lẻ lớn nhất thế giới, có thể là mục tiêu tiếp theo trong “cuộc chiến” công nghệ Mỹ-Trung.
Những động thái của Mỹ nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc đánh dấu một sự leo thang trong "nỗ lực" của chính quyền Mỹ nhằm đẩy lùi các công ty công nghệ Trung Quốc, buộc các doanh nghiệp toàn cầu phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Theo ông Alex Capri, nhà nghiên cứu của Hinrich Foundation kiêm chuyên gia cao cấp và giảng viên của Đại học Quốc gia Singapore, các quan chức Mỹ đang đưa ra thêm những “phàn nàn” đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, một dấu hiệu cho thấy Chính phủ Mỹ đang tập trung nhắm vào ngành công nghệ của Trung Quốc.
Không giống như ByteDance – công ty mẹ của Tiktok – hay Huawei, Alibaba không thu được nhiều thành công khi mở rộng hoạt động sang các thị trường ở phương Tây.
Tuy vậy, theo ông Capri, việc đây là một công ty công nghệ lớn của Trung Quốc có thể là lý do đủ để Mỹ nhắm vào Alibaba.
Alibaba hiện vẫn chưa bị ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất hay tuyên bố áp dụng đối với các công ty công nghệ khác.
Thậm chí ông Trump còn gọi nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma là “một người bạn” khi vị tỷ phú Trung Quốc này cho biết sẽ viện trợ các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tuy vậy, các quan chức Mỹ đang “để mắt” tới Alibaba. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhắc tới Alibaba hồi tuần trước khi ông hối thúc các doanh nghiệp Mỹ gỡ các công nghệ “không đáng tin cậy” của Trung Quốc ra khỏi các mạng kỹ thuật số của họ.
Theo ông Pompeo, Mỹ mong muốn bảo vệ các thông tin cá nhân nhạy cảm nhất của người dân Mỹ cũng như tài sản trí tuệ giá trị nhất của giới doanh nghiệp nước này, trong đó có các nghiên cứu về vắc-xin ngừa COVID-19, để chúng không bị tiếp cận trên các hệ thống dựa trên điện toán đám mây do các doanh nghiệp Trung Quốc như Alibaba và Tencent vận hành./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
ByteDance đàm phán với Reliance về việc đầu tư vào TikTok tại Ấn Độ
15:35' - 13/08/2020
Công ty ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng TikTok, đang đàm phán với Reliance Industries, tập đoàn giá trị nhất Ấn Độ của tỷ phú Mukesh Ambani về việc đầu tư vào hoạt động của TikTok tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ sở pháp lý của việc Mỹ cấm các ứng dụng TikTok, WeChat
06:30' - 13/08/2020
Dù chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy TikTok cung cấp dữ liệu người dùng ở Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc, đã có lo ngại việc này có thể xảy ra trong khuôn khổ luật pháp và quy định của nước này.
-
Công nghệ
TikTok bị cơ quan Giám sát quyền bảo mật dữ liệu Pháp điều tra
19:24' - 11/08/2020
Ứng dụng TikTok, một sản phẩm của Công ty ByteDance, cũng đang bị các cơ quan quản lý của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Hà Lan điều tra nghi vấn vi phạm luật bảo mật.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam - VINATEX tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”
22:15' - 18/07/2025
Ngày 18/7, Petrovietnam tổ chức Lễ ký Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm giữa VNPOLY với các đơn vị thành viên của VINATEX và Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí – CTCP (PVCHEM).
-
Doanh nghiệp
Tổng kết “đường găng” khó nhất dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
16:36' - 18/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổng kết công tác phối hợp, chỉ đạo, thi công tháo dỡ đê quây và kênh vào cửa lấy nước dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
-
Doanh nghiệp
"Ông trùm" vận tải biển châu Á chi 1,45 tỷ USD mua lại công ty logistics Hà Lan
15:23' - 18/07/2025
Nhật Bản - Nippon Yusen (NYK Line) sẽ mua lại Movianto International, một công ty Hà Lan chuyên về dịch vụ hậu cần liên quan đến chăm sóc sức khỏe, với giá khoảng 1,25 tỷ euro (1,45 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
TikTok tiếp tục đối mặt cáo buộc vi phạm quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân
08:59' - 18/07/2025
Noyb - nhóm vận động bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên mạng Internet - đã đệ đơn khiếu nại mới, cáo buộc TikTok, AliExpress và WeChat không tuân thủ các yêu cầu về quyền truy cập dữ liệu.
-
Doanh nghiệp
Kiên định với chiến lược 3 trọng điểm
07:58' - 18/07/2025
Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục trồi sụt khó lường, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục kiên định với chiến lược 3 trọng điểm để tăng tốc và về đích năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: TKV chuyển đổi toàn diện theo hướng “xanh - số - hiệu quả - bền vững”
19:59' - 17/07/2025
Ngày 17/7, Đảng bộ Tập đoàn TKV đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội.
-
Doanh nghiệp
PVOIL sẽ bán thí điểm xăng sinh học E10 từ tháng 9/2025
19:47' - 17/07/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Cao Hoài Dương-Chủ tịch Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) về kế hoạch sản xuất để thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc từ 1/1/2026.
-
Doanh nghiệp
Nhiệt điện Long Phú 1 gấp rút thi công để phát điện vào năm 2027
18:57' - 17/07/2025
Những ngày này, không khí đang thực sự "nóng" trên công trường dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 bởi tất cả đều đang hướng về mục tiêu phát điện vào năm 2027.
-
Doanh nghiệp
“Hồi sinh” nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất để đáp ứng nhu cầu pha chế xăng E10
13:04' - 17/07/2025
Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung có phương án khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất vào tháng 9/2025 để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho pha chế xăng sinh học E10.