Ấn định thời gian triển khai thí điểm cát biển làm cao tốc
Bộ Giao thông Vận tải vừa có thông báo số 289/TB-BGTVT thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại cuộc họp đánh giá khai thác thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng.
Cụ thể, đối với việc thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận khẩn trương trình Bộ Giao thông Vận tải các định mức thi công và vận chuyển cát biển, chỉ dẫn kỹ thuật của đoạn thí điểm; hoàn thiện hồ sơ, báo cáo hội đồng đánh giá kết quả thí điểm.
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá của hội đồng, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Bộ tham mưu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ kết quả nghiên cứu việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng.
Đối với nhiệm vụ nghiên cứu và đánh giá khai thác thí điểm, Bộ trưởng yêu cầu Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, Tập đoàn Geleximco - thành viên Tổ công tác và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện đề cương lấy mẫu bổ sung, thí nghiệm mẫu cát biển của từng vùng.
Trên cơ sở đề cương, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường rà soát, lấy ý kiến các thành viên tổ công tác và hoàn thiện trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt.
Mốc thời gian triển khai thực hiện như sau: Thí nghiệm vật liệu trong tháng 10/2023; thí điểm hiện trường và báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 11/2023.
Song song quá trình trên, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các thành viên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng báo cáo về các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nông nghiệp, ngư nghiệp có quy định độ mặn trong nước tưới tiêu, nước mặt, đất trồng. Mục đích, làm cơ sở đánh giá mức độ tác động của độ mặn khi sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường hoặc san nền; kết quả các nghiên cứu đánh giá về mức độ mặn của khu vực ven biển; mức độ tác động của độ mặn đến cây trồng, vật nuôi tại các khu vực khác nhau.
“Đây là nội dung rất quan trọng có tính quyết định đến kết quả nghiên cứu, đề nghị các thành viên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng…”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các chuyên gia, nhà nghiên cứu khẩn trương có ý kiến chi tiết về các vấn đề khi sử dụng cát biển, đặc biệt các vấn đề về tác động môi trường, xói lở của việc khai thác cát biển, các vấn đề về sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng, phạm vi sử dụng và các điều kiện, hướng dẫn sử dụng cát biển.
Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam được giao chủ động nghiên cứu, tham mưu xem xét xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở về việc sử dụng vật liệu cát biển làm vật liệu đắp cho công trình giao thông.
Hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai thí điểm cát biển làm vật liệu xây dựng trên đường tỉnh 978, tổng chiều dài đoạn thí điểm 320 m từ nguồn mỏ cát biển lấy ở Sóc Trăng. Đến nay, nhà thầu đã hoàn thành đắp lớp cát biển dày khoảng 1 m, đắp lề đất hai bên và tiến hành đắp lớp cấp phối đá dăm.
Qua theo dõi, Bộ Giao thông Vận tải nhận thấy kết quả triển khai bước đầu thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cơ bản đáp ứng các yêu cầu đề ra.
Cụ thể, chất lượng cát biển, theo kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng cho thấy các chỉ tiêu cơ bản đáp ứng yêu cầu cho cát đắp nền đường theo quy định. Chưa có bằng chứng cho thấy việc thi công đắp cát biển làm tăng độ mặn và hàm lượng clorua, tuy nhiên vẫn có có sự lan truyền độ mặn và clorua vào mạch nước dưới đất, nhưng sự thay đổi này không lớn. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng cần theo dõi thêm để thu thập đầy đủ số liệu phục vụ cho công tác đánh giá tổng kết.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ triển khai đồng loạt các dự án đường bộ cao tốc, nên nhu cầu cát đắp đường là khoảng 54 triệu m3. Tuy nhiên, trữ lượng cát sông theo khảo sát rất thấp.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, vừa qua Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường sử dụng cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức các hội nghị, hội thảo triển khai việc nghiên cứu sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu đắp nền đường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cát cho cao tốc ở ĐBSCL - Bài cuối: Có nên sử dụng cát biển?
07:48' - 09/09/2023
Phóng viên TTXVN thực hiện loạt 3 bài viết phản ánh thực trạng cung ứng cát cho các dự án cao tốc đang triển khai; khó khăn mà các địa phương, nhà thầu đang gặp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cát cho cao tốc ở ĐBSCL - Bài 2: Cát không thiếu nhưng điều phối yếu
07:45' - 09/09/2023
Phóng viên TTXVN thực hiện loạt 3 bài viết phản ánh thực trạng cung ứng cát cho các dự án cao tốc đang triển khai; khó khăn mà các địa phương, nhà thầu đang gặp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cát cho cao tốc ở ĐBSCL - Bài 1: Hàng trăm km cao tốc nằm chờ
07:43' - 09/09/2023
Phóng viên TTXVN thực hiện loạt 3 bài viết phản ánh thực trạng cung ứng cát cho các dự án cao tốc đang triển khai; khó khăn mà các địa phương, nhà thầu đang gặp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ phối hợp tìm nguồn cát cho dự án cao tốc Bắc - Nam
16:59' - 07/09/2023
Ngày 7/9, Thành ủy Cần Thơ tổ chức cuộc họp với các sở, ngành, địa phương về tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...