Ấn Độ có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới sử dụng than đá
Theo một tài liệu dự thảo về chính sách điện của Ấn Độ mà hãng tin Reuters có được, nước này có thể xây dựng các nhà máy điện than mới với lý do chi phí thấp, bất chấp những lời kêu gọi ngày gia càng tăng từ các nhà môi trường nhằm ngăn chặn sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tỷ trọng của than trong sản xuất điện ở Ấn Độ đã giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2020, đánh dấu sự khởi đầu của việc thay đổi sau nhiều thập kỷ tăng trưởng trong lĩnh vực điện than. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn đóng góp gần 3/4 sản lượng điện hàng năm của Ấn Độ. Các nhà hoạt động môi trường lâu nay phản đối việc Ấn Độ bổ sung thêm công suất nhiệt điện than mới. Giá điện Mặt Trời và điện gió đang giảm xuống mức thấp kỷ lục, điều này sẽ thúc đẩy Ấn Độ - quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới- cắt giảm lượng khí thải. Khi đàm phán với các nhà lãnh đạo Chính phủ Ấn Độ nhằm thúc đẩy nhanh hơn việc cắt giảm lượng khí thải carbon để làm chậm sự nóng lên toàn cầu, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Khí hậu John Kerry cho biết, Ấn Độ đang tiến hành các biện pháp nhằm chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy sự chuyển đổi. Tuy nhiên, bản dự thảo 28 trang được soạn thảo hồi tháng 2/2021 về Chính sách Điện lực Quốc gia (NEP) 2021, cho thấy Ấn Độ có thể bổ sung thêm công suất điện than, mặc dù nước này đã khuyến nghị các tiêu chuẩn công nghệ chặt chẽ hơn để giảm ô nhiễm. Tháng 9/2020, công ty nhà nước NTPC Ltd, nhà sản xuất điện hàng đầu của Ấn Độ, cho biết họ sẽ không mua đất cho các dự án điện than mới. Các công ty tư nhân và nhiều công ty điện lực do các bang điều hành trên khắp đất nước Ấn Độ cũng không đầu tư vào các nhà máy điện than mới trong nhiều năm do không hiệu quả về mặt kinh tế. Một hội đồng Chính phủ gồm nhiều chuyên gia và quan chức ngành điện sẽ thảo luận về dự thảo trên và có thể thực hiện các thay đổi trước khi đạt được sự chấp thuận của nội các. Trong khi đó, Bộ Điện lực của Ấn Độ đã đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin trên. Dự thảo trên cũng đề xuất việc buôn bán năng lượng tái tạo tại các thị trường phát triển, tạo ra các biểu thuế riêng cho các trạm sạc xe điện và tư nhân hóa các công ty phân phối điện. NEP 2021 là nỗ lực đầu tiên của Ấn Độ trong việc sửa đổi chính sách điện được ban hành vào năm 2005, khi lượng năng lượng tái tạo mà quốc gia này sản xuất không đáng kể. Các chuyên gia cho rằng việc giảm dần các nguồn năng lượng tái tạo và loại bỏ nhanh các nguồn năng lượng thông thường như than đá và khí tự nhiên có thể dẫn đến sự mất ổn định trong lưới điện và khả năng gây mất điện. Mặc dù đề xuất sử dụng linh hoạt nhiệt điện sử dụng than đá và khí tự nhiên để đảm bảo ổn định lưới điện trong những năm tới, dự thảo này vẫn nêu rõ mục tiêu chính là thúc đẩy điện sạch./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Indonesia tăng xuất khẩu than ra nước ngoài
08:56' - 14/04/2021
Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia EMR ngày 13/4 đã nâng mục tiêu sản lượng khai thác than quốc gia từ 550 triệu tấn lên 625 triệu tấn trong năm 2021 nhằm tăng xuất khẩu ra nước ngoài.
-
DN cần biết
Trung Quốc chiếm 53% sản lượng nhiệt điện của thế giới trong năm 2020
14:35' - 29/03/2021
Một nghiên cứu dữ liệu toàn cầu công bố ngày 29/3 cho thấy Trung Quốc tạo ra 53% tổng lượng nhiệt điện trên thế giới vào năm 2020, nhiều hơn 9 điểm phần trăm so với 5 năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc: Tai nạn hầm mỏ than làm hơn 20 người bị mắc kẹt
09:05' - 05/12/2020
Ngày 4/12, nhà chức trách Trung Quốc cho biết 23 thợ mỏ đã bị mắc kẹt dưới lòng đất trong vụ tai nạn xảy ra tại một mỏ than đá ở thành phố Trùng Khánh, Tây Nam nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06'
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36'
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59'
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới
08:47'
Giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng phiên thứ 4 liên tiếp và xác lập mức kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng 4,6%, mức kỷ lục mới trong 47 năm và giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với 6,92%.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05' - 27/11/2024
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28' - 27/11/2024
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56' - 27/11/2024
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30' - 27/11/2024
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29' - 27/11/2024
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.