Indonesia tăng xuất khẩu than ra nước ngoài
Theo một quy định được Bộ trưởng EMR Arifin Tasrif ký ban hành hôm 6/4, sản lượng khai thác bổ sung không ảnh hưởng đến khối lượng than bắt buộc tiêu thụ nội địa (DMO). Theo đó, DMO cũng sẽ được nâng lên 137,5 triệu tấn.
Số liệu của EMR cho thấy tính đến ngày 13/4, sản lượng khai thác than của Indonesia đã đạt 151,28 triệu tấn, trong đó DMO chiếm 19,5 triệu tấn và 73,46 triệu tấn đã được xuất khẩu. Năm 2020, xuất khẩu than của Indonesia chỉ đạt 305,77 triệu tấn, tương đương 77,4% mục tiêu đặt ra là 395 triệu tấn. Trước đó, năm 2019, xuất khẩu than của nước này cũng giảm 32,7% từ mức mục tiêu 454,5 triệu tấn, đánh dấu lần sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2015. Theo EMR, nguyên nhân xuất khẩu sụt giảm là do nhu cầu thấp, đặc biệt là từ Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, sản lượng khai thác lại đạt 557,54 triệu tấn, cao hơn mức mục tiêu của chính phủ là 550 triệu tấn, song thấp hơn sản lượng năm 2019 là 616,2 triệu tấn. Chỉ tính riêng trong tháng 12/2020, Indonesia - nhà xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới - đã bán khoảng 41 triệu tấn cho các khách hàng nước ngoài, tăng 8,89% so với cùng kỳ năm trước và cao nhất kể từ tháng 10/2019. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 17,55 triệu tấn, tăng 70,55% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao lịch sử. Nhu cầu nhập khẩu than của Trung Quốc từ Indonesia tăng vọt trong bối cảnh Bắc Kinh áp lệnh cấm nhập khẩu từ Australia. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2020, xuất khẩu than của Indonesia sang Trung Quốc giảm khoảng 18,62% so với năm 2019 xuống còn 127,4 triệu tấn.Trong năm 2020, Trung Quốc đã thông báo dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu 20 triệu tấn than nhiệt tính đến cuối năm. Tính chung cả năm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã nhập khẩu tổng cộng 300 triệu tấn than cốc và than nhiệt.
Một số nhà phân tích đánh giá rằng Indonesia và Nga có khả năng được hưởng lợi từ việc Bắc Kinh gia tăng hạn ngạch. Đây là hai trong ba nhà cung cấp than nhiệt bằng đường biển lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Australia và Mông Cổ thống trị mảng xuất khẩu than cốc sang quốc gia Đông Á này. Trong khi đó, xuất khẩu than của Indonesia sang Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ và các nước Đông Nam Á sụt giảm tổng cộng 3,8 triệu tấn trong năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Ấn Độ giảm 13,29% xuống còn 9,13 triệu tấn trong bối cảnh giá than Australia ngày càng cạnh tranh do lệnh cấm của Trung Quốc./.>>Indonesia ưu tiên cho vay với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Tin liên quan
-
DN cần biết
Indonesia khuyến khích công nghiệp xanh
08:00' - 06/04/2021
Indonesia đang khuyến khích ngành công nghiệp xanh, trong đó sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tái chế vật liệu cũng như sử dụng chất thải như một nguồn năng lượng thay thế.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thông qua 6 biện pháp hỗ trợ SME để thúc đẩy kinh tế
07:09' - 04/04/2021
Chính phủ Indonesia đang tập trung ưu tiên vào việc phục hồi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) do vai trò quan trọng của lĩnh vực này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.