Ấn Độ tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc tại châu Phi
Trang tin World Affairs mới đây có bài phân tích về Ấn Độ đang tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc để giành chỗ đứng tại châu Phi của tác giả Nilanjana Bhaowmick, chuyên gia phân tích của Ấn Độ.
Theo bài viết, các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc mới đây trên các đường phố gần thủ đô New Delhi đã khiến Ấn Độ tụt hậu về niềm tin so với “người hàng xóm” phía Bắc của họ.
Trong những năm qua, Ấn Độ, một điểm đến hấp dẫn cho những người châu Phi trong các nghiên cứu chuyên sâu và y tế, đã thu hút châu Phi với các cơ hội kinh doanh đầy triển vọng. Khoảng 40.000 người Nigeria đã đến Ấn Độ vào năm 2015, một nửa trong số họ đến vì mục đích y tế.
Xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ sang châu Phi tăng từ 247,64 triệu USD năm 2000 lên 3,5 tỷ USD vào năm 2014. Lĩnh vực giáo dục của Ấn Độ đã tiếp cận được với người châu Phi. Năm 2014, sinh viên châu Phi chiếm 13% trong tổng số sinh viên nước ngoài của Ấn Độ.
Năm 2015, tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-châu Phi mới đây với sự tham gia của hơn 54 quốc gia châu Phi, Ấn Độ đã tuyên bố cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi trị giá 10 tỷ USD cho châu Phi trong 5 năm tới.Ngoài ra, New Delhi cũng tuyên bố trợ cấp khoản tín dụng, trị giá 600 triệu USD và 50.000 suất học bổng ở Ấn Độ trong giai đoạn này.
Theo số liệu của Bộ Phát triển Nguồn nhân lực Ấn Độ, Sudan và Nigeria là các nước đứng thứ tư và thứ năm trong số các nước có nhiều du học sinh nhất tại Ấn Độ hiện nay. Theo báo cáo vừa công bố của Liên hợp quốc (LHQ), hiện ít nhất 11% số người Nigeria đến Ấn Độ với mục đích giáo dục và học tập.
New Delhi cũng rất quan tâm về vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư, cùng với các mục tiêu mở rộng hơn quan hệ địa chính trị ở lục địa này. Trong vài thập kỷ qua, Ấn Độ đã cung cấp hơn 1 tỷ USD để hỗ trợ khoa học, công nghệ và cam kết dành 7,5 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Phi.
Nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu khí ở khu vực Trung Đông, Ấn Độ đang tăng cường nhập khẩu dầu mỏ từ châu Phi, hiện chiếm khoảng 17% và dự kiến con số này sẽ tăng lên 25% trong thời gian tới.Quan hệ hợp tác với 54 quốc gia châu Phi cũng là "chìa khóa" để Ấn Độ hiện thực hóa tham vọng trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ với sự ủng hộ của các quốc gia châu Phi.
Chuyên gia Mohan Guruswamy thuộc Viện United Service tại New Delhi cho biết: "Châu Phi, đặc biệt là các nước như Nigeria, Ethiopia, Tanzania, Ghana, Nam Phi... là nguồn cung cấp tiền gửi chủ chốt cho Ấn Độ. Những người định cư Ấn Độ cũng kinh doanh thành công và tham gia nhiều lĩnh vực quan trọng tại châu lục này".
Hiện nay, các công ty Ấn Độ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để giành thị phần ở châu Phi, nhưng kim ngạch thương mại hàng năm giữa Trung Quốc và châu Phi đã vượt ngưỡng 200 tỷ USD, trong khi đó thương mại của Ấn Độ với châu lục này mới chỉ đạt 75 tỷ USD.
Với thương mại song phương đang tăng trưởng quá nhanh ở mức 700% so với thập niên 90, hiện Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện Bắc Kinh đã và đang đầu tư hơn 3,2 tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ở châu lục này trong năm 2016.
Từ năm 2000 đến năm 2011, Trung Quốc đã đầu tư gần 75 tỷ USD thông qua nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác nhau, bao gồm cả các trụ sở chính phủ, chính quyền địa phương và các đập thủy điện và thủy lợi.
Ông Guruswamy nói: "Ấn Độ chưa có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc ngoại trừ việc chúng ta đã ở châu Phi từ rất lâu, thậm chí trước khi Trung Quốc nghĩ đến châu lục này. Chúng ta cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở châu Phi, ngoại trừ tiếng Pháp."
Theo ông Guruswamy, người Trung Quốc có nhiều tiền hơn, chi nhiều hơn và họ đang tăng cường hơn nữa. Bắc Kinh cũng thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn và hoàn thành đúng thời hạn.
Bắc Kinh đang hỗ trợ dự án mở rộng cảng biển thứ 19 tại thành phố cảng Mombasa lớn nhất Đông Phi tại Kenya, giúp cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cảng biển này.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế LHQ về châu Phi và Liên hiệp Công nghiệp Ấn Độ mới đây cho biết tính đến tháng 1/2016, số người Ấn Độ và người có nguồn gốc Ấn Độ đang sinh sống và làm việc ở châu Phi ước tính là hơn 2,8 triệu người.
Đây là con số rất ấn tượng và có thể mang lại sức mạnh tiềm năng đối với New Delhi trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh ở châu lục này trong tương lai.
- Từ khóa :
- trung quốc
- ấn độ
- châu phi
- đầu tư nước ngoài
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư vào châu Phi - không đủ chỗ cho tất cả mọi người
15:31' - 12/04/2017
Trung Quốc đã để mắt đến sự "cất cánh" của nền kinh tế châu Phi và đang đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng cần thiết để biến điều đó thành hiện thực.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi và sự phụ thuộc đáng lo ngại vào nguồn vốn từ Trung Quốc
14:17' - 31/03/2017
Hiện có nhiều dự án hạ tầng có vai trò quan trọng tại châu Phi phụ thuộc vào nguồn vốn từ Trung Quốc. Điều này làm dấy lên quan ngại về những rủi ro mà các quốc gia ở khu vực này phải đối mặt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.