Ấn Độ vươn lên thành trung tâm sản xuất của thế giới
Ấn Độ từ lâu đã nỗ lực vươn lên trở thành một trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu dựa vào những lợi thế như nguồn lao động trình độ cao và tiềm năng thị trường lớn, và sự xuất hiện của "bão" COVID-19, dù làm chao đảo kinh tế toàn cầu, càng thổi bùng tham vọng đó của người khổng lồ châu Á.
Trong gian khó, Ấn Độ tìm cách biến thách thức thành thời cơ, biến nước này thành một trung tâm sản xuất và đổi mới thay thế, "nương" vào các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang chuyển hướng trên thế giới.
*Phát huy lợi thế cạnh tranh Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm gián đoạn các hoạt động thương mại và đầu tư, đặc biệt đối với các lĩnh vực như du lịch và sản xuất. Sự phụ thuộc quá mức vào nền sản xuất của Trung Quốc, nhất là trong những thời điểm như thế này, đang làm tổn hại nền kinh tế toàn cầu, bởi Trung Quốc đóng góp 12% tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới.Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cùng với mối quan hệ ngoại giao căng thẳng với Trung Quốc liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu tìm kiếm các quốc gia khác như Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam để chuyển dịch hoạt động sản xuất.
Trong bối cảnh đó, New Delhi đã nhìn ra cơ hội để trỗi dậy thành một trung tâm sản xuất và mở rộng cơ sở xuất khẩu được vận hành dưới sáng kiến chủ đạo “Sản xuất tại Ấn Độ” của Thủ tướng Narendra Modi. Mục tiêu chính của sáng kiến này là thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới và củng cố nền tảng sản xuất của quốc gia Nam Á này. Ấn Độ cũng đang “khát vốn” đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũ kỹ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Hiện Ấn Độ đang nắm trong tay những lợi thế không nhỏ trước bất cứ ứng cử viên tiềm năng nào đang cạnh tranh cho dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng. Giới lãnh đạo Ấn Độ gần đây đang tận dụng điều này để quảng bá nước mình như một điểm đến đầu tư hấp dẫn.Ấn Độ có một bộ phận dân số lớn sử dụng tiếng Anh thành thạo, đặc biệt ở cấp quản lý và kỹ thuật, bên cạnh nguồn lao động trình độ cao và quỹ đất dồi dào cùng chi phí nhân công thấp. Ấn Độ là một thị trường tiêu dùng khổng lồ với gần 1,4 tỷ dân, được kỳ vọng có sức tiêu thụ lớn nhờ lương tăng nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. COVID-19 cho dù có làm chậm lại xu hướng này nhưng khi dại dịch kết thúc, nhu cầu kìm nén sẽ càng làm bùng nổ chi tiêu tại thị trường này.
Ấn Độ cũng sở hữu khả năng công nghệ cao trong ngành công nghiệp hạt nhân và các lĩnh vực khác, cũng như cung cấp các dịch vụ công nghệ cao cho các công ty nước ngoài. Các nỗ lực cải cách của Chính phủ Ấn Độ đã giúp nước này có bước “nhảy vọt” về các chỉ số toàn cầu trong 5 năm qua, như chỉ số đổi mới sáng tạo (tăng 33 bậc từ 81 lên 48), chỉ số thuận lợi kinh doanh (tăng 79 bậc từ 142 lên 63). Ấn Độ đang đặt mục tiêu lọt vào tốp 50 về chỉ số thuận lợi kinh doanh trong năm nay bất chấp dịch bệnh hoành hành.
Không ngạc nhiên khi dòng FDI đổ vào Ấn Độ liên tục gia tăng trong những năm qua, đạt mức cao kỷ lục xấp xỉ 50 tỷ USD trong tài khóa 2019-2020 (kết thúc tháng 3/2020).Theo Giám đốc Cơ quan cải cách thể chế quốc gia Ấn Độ (Niti Aayog), ông Amitabh Kant, cơ chế FDI của Ấn Độ tự do nhất trên thế giới và trong đại dịch COVID-19, nước này cũng đã thu hút tới hơn 22 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó hơn 98% là theo cơ chế tự động.
Mặc dù lĩnh vực dịch vụ thu hút nhiều vốn FDI nhất, chiếm khoảng 17% tổng lượng FDI đổ vào Ấn Độ, việc rút các cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc được dự báo sẽ góp phần làm tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất trong GDP của Ấn Độ (từ khoảng 15% hiện nay lên 25% vào năm 2025).
* Đón dòng FDI dịch chuyển Đón đầu xu thế này, và cũng là một phần của kế hoạch nhằm tái khởi động ngành sản xuất và thúc đẩy đầu tư, Chính phủ Ấn Độ đang gấp rút tiếp cận các công ty toàn cầu chủ chốt để nắm bắt các nhu cầu và mối quan tâm của họ, với việc xây dựng một nền tảng kỹ thuật số để cung cấp hỗ trợ cho các nhà đầu tư muốn thiết lập cơ sở sản xuất tại đây.New Delhi và các chính quyền bang đang tích cực cung cấp các ưu đãi, thành lập nhóm xúc tiến đầu tư đặc biệt và thực hiện các chương trình giải quyết thủ tục nhanh gọn để thu hút doanh nghiệp nước ngoài.
Một phần của nỗ lực đó là cung cấp mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh thu hồi đất là một trong những trở ngại lớn nhất cho các công ty muốn đầu tư vào Ấn Độ. Chính phủ của Thủ tướng Modi đã quyết tâm thay đổi điều này.
Hiện Ấn Độ đang phát triển một quỹ đất rộng gần gấp đôi diện tích của Luxembourg, tức hơn 4.600 km2, để thu hút các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc, đồng thời cũng đang nghiên cứu tận dụng những vùng đất chưa khai thác trong các đặc khu kinh tế nơi đã có sẵn cơ sở hạ tầng khang trang.
Ấn Độ cũng đang xúc tiến thiết lập các cụm công nghiệp theo mô hình “cắm và chạy”, tức là chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để nhà đầu tư chỉ việc đến và sản xuất. Quá trình phê duyệt giấy phép hoạt động cũng đang được đẩy nhanh. Các nhà đầu tư đến sẽ được tư vấn về đánh giá vị trí và nghiên cứu đối tác chiến lược.Về ngành nghề, Ấn Độ đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động như dệt may và thuộc da, cũng như dành ưu những đãi đặc biệt cho ngành điện tử tiêu dùng và linh kiện xe hơi. Không chỉ có vậy, vào tháng 5/2020, New Delhi nâng mức trần FDI trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng theo cơ chế tự động, từ 49% lên 74%, đồng thời thiết lập hai hành lang quốc phòng nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất trang thiết bị quốc phòng.
Cùng với việc giảm thuế suất doanh nghiệp từ 30% xuống 22% và từ 25% xuống 15% đối với các doanh nghiệp sản xuất mới, chương trình Khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) trị giá 5,6 tỷ USD đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ấn Độ. PLI được công bố hồi tháng 4/2020, với mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành một trung tâm sản xuất điện thoại thông minh.Kế hoạch nhằm thu hút các nhà sản xuất muốn chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc giữa những căng thẳng thương mại Mỹ- Trung, và thậm chí tìm cách thu hút các công ty từ những trung tâm sản xuất như Việt Nam.
Chính phủ Ấn Độ mới đây đã thông qua sơ bộ đề xuất của các nhà sản xuất hợp đồng cho iPhone như Foxconn, Pegatron và Wistron cũng như Samsung, Karbonn, Lava và Dixon về xuất khẩu điện thoại di động từ Ấn Độ với tổng trị giá lên đến khoảng 100 tỷ USD.
*Vượt lên thách thức Dù có những nỗ lực to lớn đó, Ấn Độ cũng đang đối mặt với một số rào cản cho tham vọng trở thành điểm đến sản xuất toàn cầu. Thứ nhất, chi phí sản xuất (chủ yếu là chi phí đất đai và nhân công) ở Đông Nam Á thấp hơn khoảng 12% so với Ấn Độ, khiến các nhà đầu tư ưu tiên các quốc gia khác trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan... cho dù thị trường quy mô của Ấn Độ có thể bù đắp chênh lệch chi phí sản xuất khoảng 6-7%. Thứ hai là năng suất lao động.Theo phân tích dữ liệu cuộc Khảo sát thường niên của Ấn Độ, năng suất lao động của Ấn Độ đang chứng kiến chiều hướng giảm trong 8 năm qua, trong khi cơ sở vốn nhân lực năng suất cao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Bên cạnh đó, việc xin cấp phép tại Ấn Độ cũng là một thách thức lớn, do bộ máy hành chính cồng kềnh và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều loại giấy tờ thủ tục rườm rà.
Một yếu tố khác không thể không đề cập là cuộc khủng hoảng COVID-19 tại nước này vốn đang diễn biến ngày càng phức tạp. Khi mà dịch bệnh còn hoành hành và Ấn Độ chưa cho thấy họ có khả năng sớm kiểm soát được sự lây lan của virus SARS-CoV-2, vốn cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người và khiến 80.000-90.000 người mắc COVID-19 mỗi ngày, kinh tế Ấn Độ sẽ vẫn chìm sâu trong khủng hoảng và vị thế trung tâm sản xuất thay thế của thế giới vẫn còn là một tương lai xa./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ giảm mạnh trong 4 tháng đầu tài khóa 2020/2021
21:53' - 14/09/2020
Ngày 14/9, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết hóa đơn nhập khẩu dầu thô của nước này đã giảm xuống còn 1/3 trong 4 tháng đầu của tài khóa 2020/2021 (kết thúc vào cuối tháng 3/2021).
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ chi mạnh để thu hút doanh nghiệp lập cơ sở sản xuất tại nước này
17:05' - 11/09/2020
Ấn Độ đang có kế hoạch cung cấp các ưu đãi trị giá lên tới 1.680 tỷ rupee (23 tỷ USD) để thu hút các công ty thiết lập cơ sở sản xuất tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy hợp tác dệt may
13:34' - 11/09/2020
Tăng cường hợp tác với Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực dệt may của Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.