Ẩn số lớn của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore
Ngày 12/5, Triều Tiên thông báo sẽ phá dỡ hoàn toàn bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở Đông Bắc nước này. Bình Nhưỡng cũng cho biết sẽ mời quan sát viên và nhà báo nước ngoài tới chứng kiến sự kiện quan trọng, dự kiến diễn ra từ ngày 23-25/5.
Theo hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên, tiến trình phá dỡ, địa điểm, nơi đã thực hiện 6 vụ thử hạt nhân ngầm dưới lòng đất từ năm 2006 đến nay, sẽ bao gồm dùng thuốc nổ phá hủy các đường hầm sâu trong núi và phong tỏa tất cả các lối vào bãi thử.
Cuộc “trình diễn” lớn sắp tới không thể không gợi đến vụ phá dỡ các tháp làm mát của nhà máy điện Yongbyon hồi tháng 6/2008, sau thỏa thuận đạt được trong khuôn khổ đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân (gồm hai miền Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản).
Thỏa thuận khi đó đã không dẫn tới một cái kết tích cực do vấp phải tranh cãi với Mỹ về việc thanh sát tiến trình xử lý vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Chỉ bốn tháng sau, Bình Nhưỡng tuyên bố nối lại chương trình tái chế uranium.
Hiện nay, tình hình đã có nhiều thay đổi. Cuộc họp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được quyết định diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore. Bình Nhưỡng cũng đưa ra một tín hiệu thiện chí khác, đồng ý trả tự do cho ba công dân Mỹ bị giam giữ ở nước này.
Cử chỉ của họ đã được Tổng thống Mỹ hoan nghênh, coi đây là hành động “rất thông minh và đáng mến”. Hai bên rõ ràng đã đạt được những bước tiến lớn. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến ý nghĩa của việc phá dỡ trung tâm Punggye-ri, cũng như về nội dung của cuộc thảo luận sắp tới.
Theo một số nhà phân tích, việc tháo dỡ cơ sở Punggye-ri không phải là một nhượng bộ thực sự: sau 6 vụ thử liên tiếp, kết cấu địa chất của nơi đây trở nên mất ổn định và trở thành địa điểm không thể sử dụng được nữa. Triều Tiên không đồng tình với nhận xét này, cho rằng hai đường hầm vẫn còn đang tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, những kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh của các chuyên gia thuộc tổ chức 38 North, trang web chuyên về Triều Tiên, dường như đã phản bác hoàn toàn lập luận của Bình Nhưỡng. Việc phá bỏ bãi thử này chỉ cho thấy rằng hiện nay, Triều Tiên đã tự tin vào khả năng hạt nhân của mình, không cần các thử nghiệm dưới lòng đất thêm nữa.
Tại hội nghị Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 4, Kim Jong-un cũng đã công khai tuyên bố các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo không còn cần thiết và lần đầu tiên tiết lộ rằng Bình Nhưỡng có khả năng tiến hành các vụ thử được mô phỏng trên máy tính, giống như các cường quốc hạt nhân hàng đầu khác như Mỹ, Nga hay Trung Quốc.
Nói cách khác, Bình Nhưỡng chắc chắn có thể giải giáp các loại vũ khí hạt nhân đang sở hữu, nhưng không có ý định từ bỏ công nghệ hạt nhân.
Một ẩn số lớn của cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore là mức độ nhượng bộ mà mỗi bên sẵn sàng chấp nhận. Hiện nay, lập trường của hai nước vẫn khá xa nhau: Mỹ và đồng minh yêu cầu tiến trình phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.
Tiến trình này phải thực hiện rất nhanh chóng: hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn các nguồn giấu tên cho biết Washington yêu cầu Bình Nhưỡng phải chuyển giao cho một nước thứ ba toàn bộ vũ khí hạt nhân và nguyên liệu phân hạch mà họ đang nắm giữ trong vòng vài tháng sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Tuy nhiên, Triều Tiên lại có quan điểm ngược lại: quá trình phi hạt nhân hóa phải diễn ra tuần tự theo từng bước, có đi có lại, mỗi một nhượng bộ đưa ra phải có một bồi hoàn tương xứng. Quan điểm này được Trung Quốc và Hàn Quốc ủng hộ. Sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon Jae-in và ông Kim Jong-un, thông cáo chung không đề cập tới một thời gian biểu cụ thể nào.
Trái lại, hai miền Triều Tiên tuyên bố ủng hộ “phi hạt nhân hóa trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên”. Không có nội dung nào nhắc đến phi hạt nhân hóa đơn phương của Triều Tiên. Trên thực tế điều đó đụng chạm tới cái ô hạt nhân của Mỹ che chở cho Hàn Quốc và rộng hơn, cho tất cả các đồng minh của Mỹ tại Đông Bắc Á.
Để đổi lấy những nhượng bộ về kho vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng yêu cầu được bảo đảm an ninh, trong đó có việc ký kết một hiệp định hòa bình chấm dứt hẳn chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vốn trên danh nghĩa chỉ được tạm ngừng bởi một thỏa thuận đình chiến kéo dài gần 70 năm nay.
Do đang muốn tìm kiếm một thắng lợi về ngoại giao, ông Trump dường như sẵn sàng chấp nhận điều này. Nhưng ngoài hiệp định được coi là sẽ dẫn tới việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều, liệu Bình Nhưỡng còn đòi hỏi sự bảo đảm nào nữa hay không?
Liệu chỉ một tuyên bố đơn thuần không xâm lược có đủ thuyết phục Bình Nhưỡng hay không, trong khi Washington vừa mới đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một điều cho thấy Mỹ có thể dễ dàng tử bỏ cam kết của mình? Tự phi hạt nhân hóa trong bối cảnh hiện nay, đối với chế độ của Kim Jong-un, có thể đồng nghĩa với việc chấp nhận một rủi ro rất lớn.
Việc Thư ký An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton vụng về nêu trường hợp của Lybia trước đây như là một tấm gương nên noi theo, chắc chắn sẽ nhắc nhở nhà lãnh đạo Triều Tiên lưu ý tới kết cục của Mouammar Kadhafi, một sự kiện từng thôi thúc họ nên đẩy nhanh các nỗ lực sở hữu vũ khí hạt nhân để tạo ra sức mạnh răn đe.
Cho dù Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân họ đang sở hữu, điều rất quan trọng là làm thế nào để nắm được số lượng đích xác là bao nhiêu – 10 hay 16 đầu đạn vào năm 2016 – cũng như địa điểm bố trí của chúng.
Hơn nữa, Bình Nhưỡng dường như không sẵn sàng từ bỏ công nghệ hạt nhân tiên tiến, cho phép họ trong tình huống cần thiết, nhanh chóng sản xuất kho vũ khí mới. Chưa kể đến việc CHDCND Triều Tiên cũng được cho là đang sở hữu một kho vũ khí hóa học đáng nể./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên từ chối tiếp nhận danh sách nhà báo Hàn Quốc đưa tin dỡ bỏ cơ sở hạt nhân
08:13' - 22/05/2018
Theo hãng thông tấn Yonhap, Triều Tiên đã từ chối tiếp nhận danh sách các nhà báo Hàn Quốc được chọn đưa tin về sự kiện dỡ bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri sắp tới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản, Singapore nhất trí hợp tác hướng tới cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
07:55' - 22/05/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen đã có cuộc hội đàm tại Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Liệu Triều Tiên có từ bỏ hạt nhân - “thanh bảo kiếm” của chế độ nhà họ Kim
05:30' - 22/05/2018
Viện nghiên cứu Chính sách đối ngoại (FPRI) của Mỹ mới đây đăng bài phân tích của chuyên gia Marvin Ott đề cập đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng Triều Tiên ngay trong nhiệm kỳ
07:54' - 21/05/2018
Tổng thống Donald Trump muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên ngay trong nhiệm kỳ này và sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự nếu biện pháp ngoại giao thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản theo dõi sát sao tình hình cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
21:28' - 20/05/2018
Nhật Bản sẽ cử một nhà ngoại giao cấp cao tới Singapore để thu thập thông tin khi Mỹ và Triều Tiên tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử vào tháng tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.