Anh rời EU: Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU mất giá từ 5-7%
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm nay dự kiến chỉ đạt khoảng 7,4 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu đề ra 200 triệu USD.
Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đã có sự giảm nhẹ (0,1%) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,17 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, một trong những nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ những tháng đầu năm giảm mạnh. Trung bình mỗi năm, sản phẩm dăm xuất khẩu đạt khoảng 3,4 – 4 triệu tấn, với giá trị khoảng 850 triệu USD.
Kể từ khi Thông tư 182/2015/TT-BTC ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế có hiệu lực từ 1/1/2016; trong đó điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dăm gỗ từ 0 lên 2%, các khách hàng thấy vậy giảm giá mua, từ 8-10 USD/tấn, đồng thời giảm luôn cả số lượng.
“Hiện các tỉnh phía Bắc như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái… tồn đọng khoảng 1 triệu tấn dăm gỗ, sắp trở thành mùn bỏ đi do không bán được. Xuất khẩu dăm gỗ chủ yếu sang Trung Quốc, mà khi Trung Quốc đã không mua thì coi như thôi”, ông Nguyễn Tôn Quyền nói.
Nguyên nhân thứ hai được ông Nguyễn Tôn Quyền đưa ra là sản phẩm bàn ghế ngoài trời (sản phẩm xuất khẩu sang EU là chính) năm nay xuất khẩu cũng giảm so với mọi năm.
Trước việc ảnh hưởng của Anh khi rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit), ông Nguyễn Tôn Quyền đánh giá, mỗi năm Anh nhập khẩu khoảng 100 triệu USD đồ gỗ Việt Nam. Do đó, Brexit sẽ làm đồ gỗ xuất khẩu sang Anh giảm không đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề tỷ giá sẽ tác động mạnh bởi đồng bảng Anh giảm và đồng Euro giảm.
“Vấn đề là giá xuất khẩu sang EU cũng sẽ bị giảm bởi tỷ giá các đồng tiền khác mất giá. Theo đánh giá, giá đồ gỗ xuất sang EU sẽ mất khoảng từ 5-7% so với hiện tại”, ông Nguyễn Tôn Quyền nhận định.
Tùy từng mặt hàng, giá gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU dao động từ 1.200 – 1.800 USD/công (28-30 m3/công). Như vậy kim ngạch mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang thị trường này sẽ bị giảm mạnh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là ba thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam và chiếm gần 68% tổng giá trị xuất khẩu. EU là thị trường lớn thứ tư của Việt Nam trong tiêu thụ các mặt hàng gỗ.
Tính riêng về các đồ gỗ (HS 94), EU là thị trường quan trọng thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Bốn mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam bao gồm đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất văn phòng. /.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhiều quan điểm về đánh giá rủi ro trong xuất khẩu gỗ
07:25' - 24/05/2016
Nhiều ý kiến trái chiều về đánh giá rủi ro trong xuất khẩu gỗ đã được đưa ra tại Hội thảo “Rủi ro xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” tổ chức ngày 23/5 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - EU đạt thỏa thuận về thị trường xuất khẩu gỗ hợp pháp
19:05' - 13/04/2016
Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) được triển khai không chỉ với thị trường EU, mà cho cả thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi
16:26' - 29/12/2015
Nguồn nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm lâm sản của nước ta hiện có khoảng 70% là có sẵn trong nước và 30% là nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cung vượt cầu, khó khăn vẫn đeo bám ngành xi măng
17:09' - 09/04/2025
Cung vượt cầu khiến các dây chuyền sản xuất xi măng trong cả nước chỉ hoạt động khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám ngành này và cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
-
DN cần biết
Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết
12:46' - 09/04/2025
Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.
-
DN cần biết
Việt Nam chia sẻ thực tiễn về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu tại WTO
12:27' - 09/04/2025
Từ ngày 3/4, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức phiên họp thường kỳ tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ.
-
DN cần biết
EFPIA cảnh báo khả năng chuyển chuỗi sản xuất dược phẩm sang Mỹ
09:58' - 09/04/2025
Liên đoàn các ngành công nghiệp và hiệp hội dược phẩm châu Âu (EFPIA) cảnh báo hoạt động nghiên cứu và sản xuất dược phẩm sẽ ngày càng có khả năng hướng đến Mỹ.
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.