APEC 2017: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực châu Á-TBD
Nhóm công tác về nghề cá và đại dương (OFWG), là một trong những cuộc họp diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Bên lề cuộc họp, một số đại biểu chia sẻ về việc đảm bảo sử dụng, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Đề cập về những ưu tiên được đưa ra tại cuộc họp Nhóm công tác về nghề cá và đại dương, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, những ưu tiên được các đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình đưa ra lần này bao gồm đảm bảo sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển tăng cường khả năng thích ứng chống chọi của cộng đồng dân cư ven biển đối với các thiên tai, thời tiết, diễn biến phức tạp của tự nhiên; xác định sáng kiến triển khai an ninh lương thực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Nhấn mạnh những ưu tiên hợp tác về nghề cá có vai trò quan trọng, đại diện Tổng cục Thủy sản cho rằng, phát triển bền vững đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển và những yếu tố đảm bảo công bằng cho ngư dân đang khai thác trên biển, là một trong những ưu tiên quan trọng. Bởi đối với đặc điểm của nghề cá Việt Nam đó chính là nghề cá quy mô nhỏ.
Việc so sánh với thế giới, nghề cá quy mô nhỏ của Việt Nam không hiện đại như nghề cá quy mô nhỏ của thế giới. Do vậy đối với Việt Nam, các chính sách mà Việt Nam triển khai theo hướng bền vững đảm bảo được sinh kế góp phần phát triển kinh tế địa phương cũng như nền kinh tế quốc gia.
Khuyến khích các nền kinh tế thành viên APEC xây dựng chính sách về nghề cá
Ông Toshihiko Horiuchi-đại biểu đến từ nền kinh tế Nhật Bản chia sẻ, cần thiết phải nâng cao năng lực hỗ trợ ngư dân và phụ nữ vùng biển, cộng đồng ngư nghiệp của các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương phát triển trong lĩnh vực nghề cá.
Bởi vì đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản là chưa đủ mà điều quan trọng là phải tạo ra được thu nhập từ nguồn đó, mang lại lợi ích cho ngư dân, phụ nữ vùng biển, cộng đồng ngư nghiệp. Cụ thể như giúp ngư dân tiếp cận thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm và việc sử dụng bền vững tài nguyên biển...
Để phát triển hiệu quả và bền vững nghề cá, ông Toshihiko Horiuchi cho rằng các nền kinh tế thành viên cần nâng cao vai trò của chính quyền và người dân địa phương trong quản lý vùng biển, để đảm bảo sử dụng biển bền vững.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng trưởng cao hơn, sử dụng bền vững hơn, khai thác được nhiều hơn tài nguyên đại dương.
Nghề cá của các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với các thách thức như an toàn thực phẩm, nghề cá đối với phụ nữ, khả năng phụ hồi sau thiên tai, ông cho biết: Nhật Bản giúp đỡ nhiều nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển trong nghề cá. Hay hỗ trợ ngư dân Tây Phi thông qua ODA, không chỉ là thiết bị, động cơ, mà còn hướng dẫn cho họ cách đánh cá, bảo dưỡng máy móc. Để ngoài trời cá sẽ dễ bị hỏng, không sử dụng được. Nhưng nếu hun khói hoặc được chế biến có thể bán sản phẩm để có thu nhập, tăng giá trị sản phẩm. Mặt khác nâng cao năng lực cho ngư dân bằng cách mời sang Nhật Bản truyền kinh nghiệm trong lĩnh vực này.Đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào nghề cá, ông Toshihiko Horiuchi cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng, nhờ có khoa học công nghệ thông tin mà có thể dự đoán được cá ở đâu, môi trường như thế nào, hỗ trợ ngư dân đánh cá dễ dàng hơn. Ngay cả trong thủy sản, nhờ có áp dụng khoa học công nghệ mà có nhiều sản phẩm thủy sản hơn. Tại hội nghị lần này, nền kinh tế thành viên Nhật Bản khuyến nghị phát triển nghề cá, khuyến khích các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương xây dựng chính sách về nghề cá./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ưu tiên an ninh lương thực và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
16:44' - 25/02/2017
Trong Năm APEC 2017, chủ đề an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn là một trong bốn chủ đề ưu tiên của Diễn đàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ấn tượng trong mắt đại biểu quốc tế dự APEC
12:08' - 25/02/2017
Nhiều đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đã chia sẻ cảm xúc khi đến Việt Nam, đến Nha Trang và trải nghiệm những điều tuyệt vời nơi đây.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Nhiều cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị SOM 1
08:56' - 25/02/2017
Ngày 25/2, tại tp. Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ tám.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Các thành viên APEC đánh giá cao chủ đề và các ưu tiên về y tế của Việt Nam
18:31' - 24/02/2017
Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ nhất (SOM 1), các đại biểu đánh giá cao chủ đề và những ưu tiên do chủ nhà Việt Nam đưa ra
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.