APEC 2017: Chia sẻ kinh nghiệm trong 4 chủ đề ưu tiên về lĩnh vực tài chính
Tham dự Hội nghị có đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)... Ông Vũ Nhữ Thăng, Chủ tịch SFOM, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính chủ trì Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Nhữ Thăng cho biết, tại Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC tháng 2/2017, các Thứ trưởng và Phó thống đốc đã thông qua 4 chủ đề ưu tiên của năm 2017, bao gồm: Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; tài chính và Bảo hiểm Rủi ro thiên tai; xói mòn cơ sở thuế và Chuyển dịch lợi nhuận; tài chính toàn diện.
Các Thứ trưởng và Phó thống đốc cũng đã thông qua kế hoạch hoạt động cho các chủ đề ưu tiên trong năm 2017.
Hội nghị SFOM lần này sẽ tiếp tục thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong 4 chủ đề ưu tiên, đánh giá tiến độ triển khai các hoạt động hợp tác và dự kiến các kết quả báo cáo tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 21 nền kinh tế thành viên APEC. "Chúng ta cũng sẽ phối hợp với các tổ chức quốc tế và khu vực, bao gồm IMF, WB, ADB, OECD để đánh giá tình hình kinh tế tài chính toàn cầu và khu vực, thảo luận về các rủi ro, thách thức mà khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phải đối mặt và dự báo triển vọng của khu vực trong thời gian tới. Hội nghị cũng sẽ rà soát tiến độ triển khai Kế hoạch hành động Cebu", ông Vũ Nhữ Thăng nhấn mạnh. Theo ông Vũ Nhữ Thăng, Hội nghị SFOM lần này là hội nghị giữa kỳ quan trọng nhằm đánh giá tiến độ triển khai các hoạt động hợp tác và đề xuất các kết quả báo cáo tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính, theo đó các phiên thảo luận tại Hội nghị tập trung vào các nội dung chính như sau: Thứ nhất, Phiên thảo luận về triển vọng kinh tế và tài chính khu vực và toàn cầu: Các quan chức Tài chính Cao cấp APEC phối hợp với các tổ chức quốc tế và khu vực như IMF, WB, ADB, OECD thảo luận về tình hình kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực, đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn thách thức mà khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phải đối mặt và dự báo viễn cảnh khu vực trong thời gian tới. Thứ hai, Phiên thảo luận về thực hiện Kế hoạch Hành động CEBU: Các đại biểu cập nhật tiến độ triển khai các sáng kiến trong Kế hoạch Hành động CEBU (CAP) và khuyến khích các nền kinh tế thành viên cũng như các tổ chức quốc tế tiếp tục đăng ký triển khai trong thời gian tới. Thứ ba, Phiên thảo luận về đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng – chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP tập trung vào các mục tiêu về chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực và phổ biến các kinh nghiệm tốt về xây dựng ma trận chia sẻ rủi ro và các công cụ hạn chế rủi ro ứng dụng trong các dự án PPP ở các nền kinh tế đang phát triển trong APEC. Thứ tư, Phiên thảo luận về xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) – tiêu chuẩn tối thiểu hướng tới các mục tiêu chính như tăng cường hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong việc triển khai các hành động BEPS; tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo, chia sẻ kiến thức, tăng cường năng lực cho các nền kinh tế thành viên; báo cáo tổng kết tình hình triển khai sửa đổi pháp luật và áp dụng các biện pháp BEPS của các thành viên APEC trong năm 2017. Thứ năm, Phiên thảo luận về chính sách tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai (DRFI) tập trung vào các mục tiêu trọng tâm gồm xây dựng chiến lược hoặc khung chính sách tài chính cho rủi ro thiên tai cấp quốc gia và cấp địa phương; xây dựng chính sách quản lý rủi ro tài chính đối với tài sản công; xây dựng chính sách phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro thiên tai; phát triển các công cụ phân tích phục vụ công tác hoạch định chính sách tài chính cho rủi ro thiên tai. Thứ sáu, Phiên thảo luận về tài chính toàn diện: Phiên họp này là sự tiếp nối và phát triển các nội dung đã được trình bày tại Hội nghị cấp Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC tại Nha Trang vào tháng 2/2017.Theo đó, tại phiên này Việt Nam và các nền kinh tế thành viên tập trung vào các nội dung ưu tiên và cách thức đạt được các mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho khu vực nông nghiệp nông thôn.
Đặc biệt, tại Hội nghị SFOM lần này, thực hiện chủ trương tăng cường hợp tác với các diễn đàn khác trong APEC đã được các Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh tại Chiến lược Đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC (2016), lần đầu tiên các quan chức tài chính sẽ có phiên thảo luận chung với Diễn đàn Sáng kiến Khoa học Đời sống (LSIF) và Nhóm Công tác Y tế (HWG) APEC về đánh giá tác động của sức khỏe cộng đồng tới ngân sách và kinh tế, phiên thảo luận chung với Ủy ban Kinh tế APEC (EC) về các vấn đề tài chính trong chương trình Cải cách cơ cấu và Phát triển cơ sở hạ tầng của APEC.Đây là những bước đi quan trọng, mở đầu cho các hoạt động hợp tác liên lĩnh vực trong tương lai giữa các quan chức tài chính và các nhóm công tác/diễn đàn khác trong và ngoài APEC.
Kết quả thảo luận tại Hội nghị Quan chức Tài chính Cao cấp APEC (SFOM) trong hai ngày 18-19/5/2017 sẽ là cơ sở cho các nội dung báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tháng 10/2017./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch SOM APEC 2017: Cần chủ động chung tay định hình tương lai APEC
14:02' - 19/05/2017
Điều then chốt nhất là củng cố vị thế của APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, đi đầu trong thúc đẩy hội nhập, liên kết, thương mại và đầu tư
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong khu vực
11:43' - 19/05/2017
Việc tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách đóng vai trò then chốt trong quá trình hợp tác chính sách của khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới sáng tạo
11:36' - 19/05/2017
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại nhiều biến đổi về chất. Các nền kinh tế đang hướng đến tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị quan chức tài chính cao cấp APEC
21:59' - 18/05/2017
Tăng trưởng trong khu vực APEC năm 2017 dự kiến sẽ cao hơn nhưng mức độ tăng trưởng khác nhau giữa các nền kinh tế thành viên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.