APEC 2017: Nhiều kết quả nổi bật trong khuôn khổ Hội nghị SOM 1
Các đại biểu Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương bước vào ngày làm việc thứ tư với 9 cuộc họp trong khuôn khổ các nhóm công tác và tiểu ban Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về Phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), Diễn đàn Khoa học đời sống và đổi mới (LSIF), Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC), Luật và chính sách cạnh tranh (CPLG), Thủ tục hải quan (SCCP), Chống khủng bố (CTWG) và Nhóm chuyên gia về chống khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp (EGILAT).
Thảo luận các định hướng, ưu tiên hợp tác phát triển nguồn nhân lực
Trong ngày làm việc hôm nay, Nhóm Phát triển nguồn nhân lực tổ chức đồng thời ba cuộc họp các mạng lưới về Nâng cao năng lực, Giáo dục và Bảo vệ người lao động. Các cuộc họp đã rà soát những kết quả đạt được trong năm 2016, đồng thời thảo luận và thống nhất các định hướng, ưu tiên hợp tác năm 2017, trong đó có việc triển khai Chiến lược giáo dục của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, chuẩn bị cho Đối thoại chính sách cao cấp về Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số vào tháng 5/2017 tại thành phố Hà Nội, cũng như Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 7 về phát triển nguồn nhân lực dự kiến vào năm 2018.Phát biểu khai mạc cuộc họp Mạng lưới Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng đã khẳng định “ Việt Nam luôn nhìn nhận giáo dục là nền tảng quan trọng để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, từ đó nuôi dưỡng, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và đổi mới”, đồng thời nêu bật những thành tựu về đổi mới giáo dục của Việt Nam thời gian qua.
Tạo thuận lợi về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá Tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Tiểu ban Thủ tục hải quan , các đại biểu tập trung thảo luận v iệc thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ WTO (TFA) , t riển khai kết nối cơ chế một cửa, tăng cường khung kết nối chuỗi cung ứng, và phát triển chương trình Doanh nghiệp ưu tiên để tạo thuận lợi về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá.Đây là những nỗ lực cụ thể nhằm triển khai hợp tác Thủ tục hải quan, với mục tiêu tổng thể là cắt giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí, mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã phát biểu khai mạc phiên họp, khẳng định hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ giúp hải quan Việt Nam xây dựng các sáng kiến, chương trình hành động mới, nhằm đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp; góp phần cụ thể, thiết thực vào việc xây dựng chính phủ kiến tạo của Việt Nam.
Trong khi đó, cuộc họp Thủ tục hải quan đã tập trung thảo luận các biện pháp thúc đẩy hài hòa các tiêu chuẩn của các thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương với chuẩn mực quốc tế, trao đổi các điển hình phát triển hạ tầng tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhất là các vấn đề thiết thực như an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển đô thị thông minh.
Các đại biểu cũng trao đổi về hướng hợp tác trong việc xây dựng, đánh giá sự phù hợp của các tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy thương mại, đặc biệt là thúc đẩy nền kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tham dự cuộc họp, các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế lớn như Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO), Uỷ ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã có bài trình bày nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế trong việc định hướng, thúc đẩy nền kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh.
Chia sẻ thông tin về các chính sách chống khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp
Cuộc họp Nhóm chuyên gia về chống khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp lần này có ý nghĩa quan trọng khi một số thành viên đang điều chỉnh hệ thống luật pháp liên quan đến tính hợp pháp của sản phẩm gỗ.Các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ thông tin về các chính sách chống khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp; trao đổi kinh nghiệm thúc đẩy liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng, giữa hộ nông dân trồng rừng với các tập đoàn đa quốc gia nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và thương mại gỗ hợp pháp. Bởi hiện nay các thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đại diện khoảng 53% diện tích rừng, 60% tổng sản lượng gỗ và sản phẩm gỗ của thế giới, và 80% tổng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu.
Tại cuộc họp, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Văn Hà đã khẳng định quyết tâm và những thành tựu của Việt Nam trong việc ngăn chặn phá rừng, thực thi pháp luật, phủ xanh đất trống đồi trọc.
Kết quả nổi bật là độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng từ 33,2% lên 40,84% trong giai đoạn 2000-2015, góp phần thiết thực vào việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Đây cũng là đóng góp thiết thực của Việt Nam vào việc triển khai các mục tiêu lớn của nhân loại, trong đó có các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG).
Cũng trong ngày hôm nay, các đại biểu tham dự và thảo luận sôi nổi tại Hội thảo "Vận dụng các đánh giá cạnh tranh nhằm loại bỏ rào cản thương mại đối với hàng hoá và dịch vụ" của nhóm Luật và chính sách cạnh tranh , đồng thời tiếp tục cuộc họp Uỷ ban chỉ đạo về hài hoà hoá quy định trong khuôn khổ Diễn đàn Khoa học đời sống và đổi mới .
Kết quả của các cuộc họp và hội thảo sẽ được báo cáo tại cuộc họp toàn thể của Luật và chính sách cạnh tranh và Diễn đàn Khoa học đời sống và đổi mới ngày 22/2.
Hôm nay cũng là ngày làm việc đầu tiên của Nhóm Chống khủng bố , với các nội dung mang tính định hướng cho hoạt động của Nhóm trong năm 2017, như xem xét kế hoạch 2017, đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch chiến lược Chống khủng bố giai đoạn 2013-2017...
Trong các cuộc họp ngày hôm nay, đại diện các bộ, cơ quan liên quan của Việt Nam cũng tiếp tục tham gia đóng góp, đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chống khai thác và buôn bán gỗ trái phép…
Song song với các hoạt động của Hội nghị quan chức cao cấp trong khuôn khổ các cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ được tổ chức tại thành phố Nha Trang từ ngày 23 - 24/02/2017, ngày hôm nay cũng đã diễn ra Hội thảo "Chính sách tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai"./.
Xem thêm:
>> APEC 2017: Đề xuất các giải pháp chính sách tài chính, bảo hiểm, ứng phó với thiên tai
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Đề xuất các giải pháp chính sách tài chính, bảo hiểm, ứng phó với thiên tai
20:11' - 21/02/2017
Bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách Nhà nước mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch và phòng, chống thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thúc đẩy quản lý rừng bền vững và thương mại gỗ hợp pháp trên toàn cầu
19:13' - 21/02/2017
Ngày 21/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Nhóm công tác về chống buôn bán và chặt phá rừng bất hợp pháp (EGILAT) tiếp tục ngày làm việc thứ hai.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
18:59' - 21/02/2017
Sáng 21/2, Cuộc họp lần thứ nhất năm 2017 của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) đã khai mạc tại Bangkok, Thái Lan.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chính sách tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai
11:58' - 21/02/2017
Ngày 21/2, tại thành phố Nha Trang đã diễn ra Hội thảo “Chính sách tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Gỡ ngay vướng mắc với 5 dự án đầu tư đang bị chậm so với kế hoạch
21:01' - 09/04/2025
Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu với 5 dự án đầu tư có công tác chuẩn bị đang bị chậm so với kế hoạch thì vướng đâu phải gỡ ngay đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện văn hoá và trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế
20:44' - 09/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đoàn Việt Nam hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện bản chất, văn hoá Việt Nam và trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Một số công trình trọng điểm sẽ đưa vào khai thác dịp 30/4
20:30' - 09/04/2025
Một số công trình giao thông trọng điểm sẽ đưa vào khai thác dịp 30/4 như: Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Bùng - Vạn Ninh, Vân Phong - Nha Trang...
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
20:00' - 09/04/2025
Chiều 9/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 8-10/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan
19:45' - 09/04/2025
Phòng Thương mại Việt Nam tại Thái Lan (VietCham Thailand) đã tổ chức buổi gặp gỡ kết nối doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan với các doanh nghiệp sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
19:41' - 09/04/2025
Ngày 9/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
19:35' - 09/04/2025
Sáng 9/4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Gặp gỡ ASEAN tại Đà Nẵng 2025
19:27' - 09/04/2025
Chiều 9/4, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, cơ quan ngoại giao và cơ quan Lãnh sự các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Gặp gỡ ASEAN tại Đà Nẵng 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia hạn PSC Lô PM3 CAA góp phần củng cố Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Malaysia
19:25' - 09/04/2025
Chiều 9/4, tại Hà Nội, Petrovietnam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) ký Thỏa thuận Nguyên tắc Chính gia hạn Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) Lô PM3 CAA thêm 20 năm (từ năm 2028-2047).