APEC 2017: Phát triển bền vững và mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ
Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ nhất (SOM 1) và các cuộc họp liên quan, ngày 23 / 2, tại thành phố Nha Trang ( Khánh Hòa ) , Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tổ chức “Hội thảo chính sách APEC về Công nghiệp hỗ trợ”.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, một trong những trụ cột ưu tiên và xuyên suốt của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương thời gian qua cũng như của Năm APEC 2017 là tập trung thúc đẩy liên kết, hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn, tạo đà, động lực cho các nền kinh tế thành viên hội nhập sâu sắc hơn vào các chuỗi: cung ứng, sản xuất, giá trị khu vực và toàn cầu, tăng cường tính kết nối giữa các thể chế kinh tế khu vực cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho phát triển kinh tế của từng thành viên.
Ông Lương Hoàng Thái cho rằng, với 21 nền kinh tế thành viên hai bên bờ Thái Bình Dương cùng sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế và văn hóa, những năm qua, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương đã thành công trong việc thiết lập một diễn đàn hợp tác để các nền kinh tế thành viên phối hợp xây dựng năng lực, hợp tác cùng tận dụng các cơ hội, lợi ích của tiến trình toàn cầu hóa nhằm tạo đà cho sự phát triển của mỗi thành viên cũng như sự thịnh vượng, ổn định chung của toàn khu vực.
Các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ngày càng đi vào cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên như: thiết lập chuỗi cung ứng tin cậy (cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng thêm 10% vào năm 2015), tạo điều kiện cho doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên; các hoạt động xây dựng năng lực, chia sẻ kinh nghiệm và thông lệ tốt giữa các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương...
Cũng theo ông Lương Hoàng Thái, trong xu thế của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, mỗi nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc trở thành một mắt xích cơ bản trong chuỗi cung ứng, sản xuất và giá trị toàn cầu.
Trong chuỗi sản xuất toàn cầu, với trình độ phát triển và lợi thế khác nhau, mỗi nền kinh tế đều nỗ lực hết mình để tối ưu hóa các nguồn lực, xác định và định vị mình trong sân chơi chung rộng lớn này. Trên thực tế, mỗi nền kinh tế với quy mô, trình độ phát triển khác nhau có thể định nghĩa ngành công nghiệp hỗ trợ khác nhau để phù hợp với điều kiện phát triển cụ thể.
Phát triển một cách bền vững và mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ không những tạo công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mà còn góp phần củng cố nội lực của một nền kinh tế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài, là một trong những lựa chọn chiến lược của nhiều nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, với nhu cầu sản xuất ngày càng gia tăng.
Hội thảo hướng tới mục tiêu: Nâng cao năng lực của các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương trong thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, từ đó tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực và thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs) vào Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs); T ạo cơ hội kết nối cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các bên liên quan nhằm xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ cạnh tranh và hiện đại; Góp phần xây dựng "Hướng dẫn chính sách, Bộ thông lệ tốt" bao gồm các chính sách về ngành, về nghiên cứu và phát triển (R&D) và phát triển nguồn nhân lực...
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với phát triển kinh tế, năm 2016, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương đã thông qua sáng kiến về “Thúc đẩy Công nghiệp hỗ trợ APEC” do Nhật Bản và Việt Nam đồng chủ trì. Kế hoạch triển khai sáng kiến sẽ thông qua hai giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 1, Ban Nghiên cứu hỗ trợ chính sách APEC (PSU) đã thực hiện ba Nghiên cứu điển hình về Công nghiệp hỗ trợ tại ba nền kinh tế thành viên APEC là Australia , Mexico và Việt Nam nhằm phân tích, đánh giá chính sách và kinh nghiệm trong việc năng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa ngành công nghiệp hỗ trợ khu vực Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Giai đoạn 2, Việt Nam sẽ phối hợp với Nhật Bản và Ban Nghiên cứu hỗ trợ chính sách xây dựng Bộ hướng dẫn chính sách, Bộ thông lệ tốt về Công nghiệp hỗ trợ APEC nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng chính sách và thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ khu vực. Dự kiến Hướng dẫn chính sách, Bộ thông lệ tốt sẽ được trình lên các Bộ trưởng thông qua tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 29 (AMM 29), tháng 11/2017 tại Đà Nẵng và là một trong những kết quả quan trọng của hợp tác APEC năm 2017. /.
- Từ khóa :
- Bộ Công Thương
- apec 2017
- công nghiệp hỗ trợ
- METI
- Nhật Bản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Định hướng phát triển du lịch trong thời kỳ chịu tác động của biến đổi khí hậu
17:16' - 23/02/2017
Phát triển du lịch bền vững được xác định là mục tiêu quan trọng của toàn cầu và của các nền kinh tế thành viên trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Nâng cao hợp tác công tư về dịch vụ
14:29' - 23/02/2017
Ngày 23/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương tổ chức Đối thoại công-tư về dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Khai mạc Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương
11:44' - 23/02/2017
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương (FBCDM) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đã khai mạc sáng 23/2 tại Nha Trang, Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Nhiều cuộc họp liên quan diễn ra trong khuôn khổ SOM 1
08:14' - 23/02/2017
Ngày 23/2, các đại biểu tham dự Hội nghị các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ nhất (SOM 1) và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ sáu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.