APEC 2017: Sẽ diễn ra Đối thoại chính sách về phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật số

18:18' - 10/05/2017
BNEWS Dự kiến khoảng 200 hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại một số địa phương của Việt Nam trong năm 2017.
Các đại biểu đại diện các nền kinh tế APEC thảo luận bên lề Diễn đàn hợp tác an toàn thực phẩm (FSCF), Mạng lưới các viện đào tạo hợp tác (PTIN) và Hội thảo Giấy chứng nhận Xuất khẩu. Ảnh: An Đăng - TTXVN

"Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên kỹ thuật số'', là một trong các hoạt động của APEC sẽ diễn ra từ ngày 14- 15/5/2017, tại Hà Nội. Đó là thông tin từ cuộc họp báo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức chiều 10/5.

Theo đó, cùng với Đối thoại cao cấp, từ ngày 11 – 15/5 sẽ có một số hội thảo bên lề được tổ chức như: Hội nghị về thông tin thị trường lao động trong kỷ nguyên số ngày 11/5; Hội nghị thúc đẩy an sinh xã hội trong APEC ngày 12/5; Hội nghị trù bị cho cuộc Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số dự kiến vào ngày 13/5 và Hội nghị nhóm công tác về phát triển nguồn nhân vào ngày 14/5/2017.

Đặc biệt, theo Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017, ''Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên kỹ thuật số'' sẽ là điểm nhấn của APEC 2107.

Bởi nguồn nhân lực luôn là một trong những giải pháp đột phá trong quá trình phát triển của các nền kinh tế trong cộng đồng APEC nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đối thoại sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu: tương lai việc làm, thị trường lao động trong kỷ nguyên số những vấn đề đặt ra đối với các nền kinh tế APEC; trong bối cảnh kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vấn đề đặt ra đối với đào tạo nghề như thế nào về mặt chính sách, tổ chức thực hiện và mô hình; vấn đề về an sinh xã hội (những chính sách cần can thiệp và những nội dung cần điều chỉnh).

Qua ba nội dung xuyên suốt này, Đối thoại sẽ đưa ra khuôn khổ về hợp tác, thúc đẩy trong ba lĩnh vực tương lai việc làm, đào tạo nghề và an sinh xã hội. Thực tế, đây cũng là ba lĩnh vực mà Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là về mặt khoa học công nghệ liên quan đến việc làm, đào tạo nghề…

Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Phó Trưởng ban Thư ký nội dung APEC Việt Nam về ''Đối thoại chính sách cấp cao về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số'' khẳng định: Việt Nam kỳ vọng sẽ tạo ra được một chương trình hành động tăng cường hợp tác trong APEC trong lĩnh vực tương lai việc làm, vấn đề thị trường lao động, đào tạo nghề, an sinh xã hội, dưới hình thức là khuôn khổ, làm cơ sở để cho các nước tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, thực hiện dự án, chương trình sáng kiến.

Ngoài ra, việc tổ chức sự kiện này nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác APEC.

>>>APEC 2017: Việc làm cho người khuyết tật -Nhìn từ các nền kinh tế thành viên APEC

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục