ASEAN 2020: Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ ASEAN+3
Đây là hội nghị quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện hợp tác tài chính ASEAN+3 do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì trong năm 2020.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN cùng với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế đã đối thoại chính sách về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực cũng như các biện pháp nhằm ứng phó trước đại dịch COVID-19. Các Bộ trưởng và Thống đốc cũng xem xét việc triển khai các sáng kiến hợp tác thuộc Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3, định hướng chiến lược và các sáng kiến mới của Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3 và thông qua Tuyên bố chung của hội nghị. Thảo luận về triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế đã cùng nhau chia sẻ quan điểm về những rủi ro và thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra đối với kinh tế toàn cầu và khu vực. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ suy giảm 4,9%, trong khi kinh tế khu vực châu Á giảm 1,6%. Hội nghị cũng chia sẻ về các giải pháp chính sách mà các nền kinh tế khu vực đã và đang triển khai nhằm ngăn chặn đại dịch và phục hồi tăng trưởng kinh tế, bao gồm gói các giải pháp về tài khóa, tiền tệ và quy định quản lý hệ thống tài chính. Các Bộ trưởng và Thống đốc nhận định, trong bối cảnh các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, các tác động do đại dịch gây ra đối với chuỗi cung ứng toàn cầu càng trở nên nghiêm trọng. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý tài chính, tiền tệ trong việc xây dựng, ban hành các biện pháp, chính sách kinh tế vĩ mô kịp thời, hiệu quả. Từ đó, tăng cường khả năng chống chịu của các nền kinh tế trước các cú sốc, qua đó giúp duy trì sự ổn định và toàn vẹn của hệ thống tài chính. Các đại biểu nhất trí cho rằng hợp tác khu vực; trong đó, có hợp tác tài chính, là yếu tố quan trọng giúp các quốc gia tăng cường năng lực phối hợp và ứng phó với các tác động của đại dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế một cách bền vững. Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp song cũng không ngăn cản được những hoạt động hợp tác của các nước. Theo báo cáo, các nhóm công tác vẫn nỗ lực không ngừng để theo đuổi các định hướng mà các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã đề ra và đã đạt được những kết quả đáng kể. Đặc biệt là việc cải thiện hiệu quả hoạt động của Văn phòng Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO); ký kết Thoả thuận đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai sửa đổi (CMIM) sửa đổi, hoàn thiện hướng dẫn áp dụng khung khổ điều kiện chương trình CMIM; tiếp tục triển khai các hoạt động trong khuôn khổ sáng kiến thị trường Trái phiếu châu Á (ABMI) và thảo luận về các sáng kiến hợp tác mới trong tương lai. Tại hội nghị lần này, bên cạnh việc kiểm điểm lại các kết quả hợp tác trong thời gian qua cũng sẽ có phiên thảo luận với các tổ chức tài chính quốc tế về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực, cũng như những giải pháp chính sách có thể thực hiện nhằm ngăn chặn dịch bệnh và phục hồi tăng trưởng. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN+3 đã thông qua các nội dung kỹ thuật quan trọng. Bao gồm: sửa đổi Thoả thuận CMIM; trong đó, có nội dung tăng tỷ lệ tiếp cận chương trình CMIM không gắn với các khoản vay của IMF từ 30-40% và các tài liệu hướng dẫn triển khai thực hiện Thỏa thuận CMIM bao gồm Sổ tay hướng dẫn thực hiện giao dịch hoán đổi CMIM, hướng dẫn áp dụng khuôn khổ điều kiện chương trình CMIM gắn và không gắn với chương trình của IMF; kế hoạch triển khai chạy thử nghiệm CMIM bằng tiền thật lần thứ 11. Các kết quả nêu trên góp phần tích cực trong việc tăng tính sẵn sàng, hiệu quả hoạt động của CMIM, đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường tài chính, hướng tới mục tiêu đưa CMIM trở thành công cụ hữu hiệu nhằm bổ sung cho mạng lưới an ninh tài chính khu vực và toàn cầu. Các kết quả hợp tác đạt được của Sáng kiến CMIM có ý nghĩa quan trọng trong việc thắt chặt hợp tác và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong bối cảnh kinh tế khu vực đang đối mặt với nhiều khó khăn và bất ổn. Hội nghị cũng đánh giá cao những nỗ lực của AMRO với tư cách là một tổ chức quốc tế trong thời gian qua đã triển khai tích cực các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô, cung cấp các đánh giá, phân tích tác động của dịch COVID-19 đối với khu vực và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm đảm bảo duy trì ổn định tình hình kinh tế vĩ mô và tài chính khu vực. Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương cũng ghi nhận và đánh giá cao tiến độ thực hiện và kết quả đạt được của các nhóm công tác thuộc sáng kiến ABMI trong việc nghiên cứu nâng cao môi trường thu hút nhà đầu tư; phát triển thêm công cụ đầu tư mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường trái phiếu cũng như các hoạt động triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để phát triển thị trường trái phiếu trong nước của các nền kinh tế thành viên. Nhằm tăng cường ổn định kinh tế và tài chính khu vực, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương hoan nghênh việc triển khai các sáng kiến mới trong khuôn khổ Định hướng chiến lược Tiến trình Hợp tác Tài chính ASEAN+3. Bao gồm: các sáng kiến thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ cho thanh toán thương mại và đầu tư, cũng như kết nối thanh toán; phát triển sáng kiến toàn diện về tài chính cơ sở hạ tầng; thiết kế các công cụ hỗ trợ để giúp các thành viên giải quyết tốt hơn các vấn đề về cấu trúc kinh tế vĩ mô; hài hòa hóa các sáng kiến hợp tác về tài chính chống biến đổi khí hậu như Sáng kiến Cơ chế Bảo hiểm Rủi ro thiên tai (SEADRIF) và tăng cường phối hợp chính sách để khai thác lợi ích của tiến bộ công nghệ trong việc giảm thiểu các rủi ro tài chính. Với sự nhất trí cao, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN+3 lần thứ 23. Các nước thành viên cũng đánh giá cao công tác tổ chức và chủ trì, điều hành Hội nghị của Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2020 và hi vọng Hội nghị lần thứ 24 sẽ được tổ chức thành công tại Tbilisi, Georgia dưới sự Đồng chủ trì của Brunei và Hàn Quốc vào năm 2021./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Nga đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN
09:45' - 15/09/2020
Đại sứ Nga tại ASEAN, ông Alexander Ivanov, khẳng định Moskva đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và các cơ chế khác do ASEAN dẫn dắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN
21:08' - 14/09/2020
Bất chấp những khó khăn kéo dài vì đại dịch COVID-19, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đầu năm đến nay vẫn đạt được những kết quả tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Việt Nam đưa ra 10 sáng kiến được thông qua AMM 53 và các Hội nghị liên quan
21:36' - 12/09/2020
Họp báo quốc tế thông tin về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các Hội nghị liên quan đã diễn ra chiều 12/9 tại hai điểm cầu Hà Nội (Việt Nam) và Jakarta (Indonesia).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21'
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.