ASEAN 2020: Mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp ASEAN
Theo chương trình, trong ngày có: Hội nghị Cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 11 và Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 4.... Chiều cùng ngày, diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan và chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN cho Brunei và Họp báo quốc tế.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc lần thứ 10, các nhà Lãnh đạo đánh giá cao tầm quan trọng của Liên hợp quốc và ASEAN trong hợp tác giải quyết các thách thức trên thế giới.Trong bối cảnh tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng, phức tạp, nhiều mối an ninh phi truyền thống, tội phạm mạng, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, diễn biến tình hình ở Biển Đông..., hai bên nhấn mạnh nhu cầu hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai; chống tội phạm xuyên biên giới, khủng bố, phát triển bền vững, chống nước biển dâng, ô nhiễm, rác thải nhựa; thúc đẩy hợp tác ASEAN với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, đánh giá cao những thành tựu ASEAN đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên cho rằng vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết để không ai bị bỏ lại phía sau. Tổng thư ký khẳng định Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ ASEAN, mong muốn ASEAN tiếp tục mục tiêu phát triển bền vững. Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), là hiệp định thương mại giữa 10 thành viên ASEAN và 6 đối tác của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand. Sau cuộc đàm phán vào ngày 4/11 / 2019, Ấn Độ đã rút khỏi hiệp định, do còn nhiều điểm chưa được giải quyết. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực nhằm mục đích thiết lập các quy tắc chung về thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ. Khi được thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho tất cả các nước thành viên. Các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực bắt đầu vào cuối năm 2012 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 ở Phnom Penh (Campuchia).Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ ngày 12-15/11/2020. Đây là chuỗi hoạt động cuối cùng của Năm Chủ tịch ASEAN và là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan là dịp quan trọng để Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đưa ra những quyết sách, chỉ đạo quan trọng về hợp tác ASEAN và quan hệ với các đối tác, đối sách của ASEAN đối với các vấn đề khu vực và quốc tế tác động đến khu vực trong thời gian tới cũng như nâng cao sự chủ động của ASEAN trước các thách thức khu vực và quốc tế hiện nay, trong đó có dịch COVID-19. Đây cũng là đợt hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt, khép lại nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Nga ủng hộ "Tuyên bố Hà Nội"
08:15' - 15/11/2020
Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cao vai trò của EAS đối với các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời bày tỏ nhất trí với nội dung chủ đạo của "Tuyên bố Hà Nội".
-
Kinh tế Việt Nam
Mở đầu kết nối logistics thông minh trong khu vực ASEAN
19:52' - 14/11/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bấm nút khởi động Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN với dự án đầu tiên “Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc (SuperPort)”
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Singapore kêu gọi dỡ bỏ hạn chế đi lại với các nước ASEAN
19:31' - 14/11/2020
Ông Lý Hiển Long cho rằng việc nối lại dần đi lại sẽ tạo điều kiện cho phục hồi kinh tế và thúc đẩy lòng tin trong giới doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.