ASEAN 2020: Ra Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN+3 về dịch COVID-19
Tiếp tục thông tin Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19, chiều 14/4, sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Lãnh đạo các nước đã nghe báo cáo của Tổng thư ký ASEAN về những nỗ lực của ASEAN trong ngăn ngừa và kiểm soát COVID-19, trình bày của Tổng giám đốc WHO về tình hình dịch bệnh trên thế giới và ứng phó của các nước.
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo 10 nước ASEAN và các Nhà Lãnh đạo các nước Đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hội nghị còn có sự tham dự của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tư cách khách mời.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao được tổ chức theo hình thức trực tuyến để phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm đưa ra những cam kết và quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất, khẳng định tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau ứng phó dịch bệnh của các nước ASEAN+3.
Các nhà lãnh đạo đã trao đổi nhận định đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm và bàn các biện pháp cụ thể để sớm đẩy lùi dịch bệnh, chăm lo, bảo vệ lợi ích của người dân, giảm thiểu tác động kinh tế-xã hội do dịch COVID-19 gây ra và kế hoạch phục hồi sau khi dịch bệnh kết thúc.
Các nước ASEAN+3 cam kết sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, chính sách, liệu pháp điều trị, nghiên cứu dịch tễ và lâm sàng, hỗ trợ cung cấp trang thiết bị vật tư y tế, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu sản xuất vắc-xin và thuốc điều trị COVID-19.
Các Lãnh đạo cho rằng những bài học kinh nghiệm từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong kiểm soát, ngăn ngừa dịch COVID-19 rất hữu ích với ASEAN trong cuộc chiến chống dịch bệnh còn nhiều cam go và thách thức.
Các nhà Lãnh đạo nhấn mạnh cần đặt lợi ích người dân lên hàng đầu, bảo đảm sức khỏe và sinh kế của nhân dân, hỗ trợ kịp thời và đối xử bình đẳng với công dân các nước ASEAN+3 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó có lao động di cư, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Các nhà Lãnh đạo cam kết duy trì thị trường mở, sớm ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đa dạng hóa kết nối nguồn cung trong và ngoài khu vực, bảo đảm lưu thông hàng hóa, dịch vụ, nhất là các nguyên vật liệu, sản phẩm y tế thiết yếu.
Các Nhà Lãnh đạo nhất trí giao Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị chính sách kịp thời ứng phó với các rủi ro suy thoái và tận dụng các cơ chế dự phòng đảm bảo ổn định kinh tế, tài chính, an ninh lương thực đã có của ASEAN+3 như Thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp (APTERR).
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tình đoàn kết và tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia là chìa khóa thành công để các quốc gia vượt qua thời điểm khó khăn này. Thủ tướng Chính phủ giới thiệu kinh nghiệm và kết quả bước đầu Việt Nam đạt được trong kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ cuộc sống của người dân.
Thủ tướng cảm ơn các nước đã phối hợp, hỗ trợ và đã có giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam thời gian qua. Thủ tướng cũng nêu các đề xuất thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 trong ứng phó với dịch bệnh, duy trì ổn định và phát triển kinh tế.
Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo ra Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN+3 về dịch bệnh COVID-19. Các đại biểu đánh giá cao Việt Nam đã tích cực, chủ động tổ chức thành công Hội nghị lần này, đóng góp thiết thực cho cuộc chiến chung chống COVID-19 của khu vực và cộng đồng quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Tp. Hồ Chí Minh bổ sung hỗ trợ cho hàng nghìn người khó khăn
18:51' - 14/04/2020
Ngày 14/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp. Hồ Chí Minh cho biết vừa đề xuất Ủy ban nhân Thành phố bổ sung gần 1.500 người bán vé số cần được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia đề xuất xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế khu vực sau dịch COVID-19
18:49' - 14/04/2020
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã thông báo một số chiến lược chủ chốt của nước này nhằm xử lý các vấn đề phát sinh do dịch bệnh, trong đó có việc áp dụng Mệnh lệnh Kiểm soát Di chuyển (MCO).
-
Kinh tế & Xã hội
Bệnh viện tuyến huyện đầu tiên của Hà Tĩnh điều trị khỏi COVID-19
18:48' - 14/04/2020
Chiều 14/4, bệnh nhân số 146 - bệnh nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh dương tính với virus SARS-CoV-2 đã được Bệnh viện đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) công bố khỏi bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vi phạm của nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh là nghiêm trọng
19:28'
Sau khi xem xét báo cáo của Đoàn Kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thống nhất kết luận chính thức vụ việc nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh tổ chức các bữa tiệc chia tay nghỉ hưu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đủ căn cứ mới phân bổ số vốn ngân sách địa phương 137.000 tỷ đồng
18:57'
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, Chính phủ không chậm trễ, mà phải có đủ căn cứ mới có thể phân bổ được số vốn ngân sách địa phương 137.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tá Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình
17:20'
Ngày 15/8, Công an tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng sân bay Long Thành: Chi hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ người dân tạm cư
16:10'
Ngày 15/8, UBND huyện Long Thành, Đồng Nai cho biết, địa phương đã chi hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà (tạm cư) cho gần 1.280 trường hợp phải di dời, nhường đất để xây dựng sân bay Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Phúc chấm dứt hoạt động 11 dự án khu đô thị, nhà ở hết hạn đầu tư
15:42'
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai 11 dự án khu đô thị, khu nhà ở và dự án công trình dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh đã phải thực hiện chấm dứt hoạt động (đợt 1) năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương khắc phục lỗi thu phí không dừng ETC
15:15'
Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu các cơ quan chức năng, các nhà đầu tư BOT và các nhà cung cấp dịch vụ đẩy mạnh triển khai thu phí dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC).
-
Kinh tế Việt Nam
Những dự án triệu đô “đắp chiếu” trên vịnh Hạ Long
14:43'
Hai dự án du lịch được cơ quan quản lý di sản vịnh Hạ Long đánh giá là đầu tư bài bản, công phu song đến nay lại gặp khó, phải “đắp chiếu” vì những sai sót phần lớn từ các cơ quan quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án luồng sông Hậu giai đoạn 2 chậm giải phóng mặt bằng
12:41'
Dự án đã thực hiện được hơn 8 tháng nhưng mối được bàn giao khoảng 50% mặt bằng phần đường và khoảng 23,6% mặt bằng phần kè. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu sớm bàn giao mặt bằng sạch cho dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp cứu kịp thời thuyền viên tàu ĐNA 90406 nguy kịch trên vùng biển Đà Nẵng
09:50'
Đến 5 giờ 3 phút ngày 15/8, bệnh nhân Nguyễn Văn Sinh đã được tàu SAR 412 đưa về Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định.