ASEAN và sứ mệnh tái thiết hệ thống lương thực
Theo chuyên gia Chandran Nair, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Viện nghiên cứu Toàn cầu vì Ngày mai (Global Institute for Tomorrow), đại dịch COVID-19 đã khiến hệ thống lương thực tại khu vực ASEAN bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, việc tái thiết hệ thống này cần xuất phát từ nỗ lực bảo đảm khả năng sản xuất lương thực của mỗi quốc gia, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, quy định về lượng hàng hóa dự trữ tại các cửa hàng và trên hết, chính phủ cần lấy lại vai trò là người bảo đảm cung cấp thực phẩm lành mạnh và đầy đủ cho tất cả người dân.Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến hai chiều hướng trái ngược trong ngành công nghiệp thực phẩm. Một mặt thì nhiều người nông dân buộc phải đổ bỏ những sản phẩm mà họ không thể bán, như nhiều nông dân Malaysia phải bỏ đi tới 70% rau củ và trái cây cũng như giết mổ gia súc mà họ không có khả năng nuôi tiếp.Mặt khác, trong nhiều thời điểm, các kệ hàng tại siêu thị lại trống rỗng trong khi khách hàng hoảng sợ vì không thể mua được bột mỳ, trứng, rau củ quả và các mặt hàng thiết yếu khác.Những người vốn sống trong các “sa mạc” thực phẩm - những khu vực chịu cảnh hạn chế tiếp cận nguồn thực phẩm đủ dưỡng chất và giá cả phải chăng - thậm chí còn bị hạn chế hơn. Trong khi đó, Liên hợp quốc cho hay nạn đói trên thế giới ngày càng trầm trọng hơn do đại dịch khi có tới 811 triệu người bị thiếu dinh dưỡng.Đây là những triệu chứng của một hệ thống thực phẩm, từ nông trại đến bàn ăn, bị phá vỡ. Nguồn cung luôn đảm bảo đủ và chắc chắn đủ cầu - điều mà thị trường được cho là có thể tự động giải quyết. Tuy nhiên, cả người nông dân và người tiêu dùng đều không có lựa chọn hoặc chỉ có những lựa chọn phụ tối ưu.Đại dịch đã làm bộc lộ những bất ổn cơ bản trong hệ thống thực phẩm. Biên giới đóng cửa đồng nghĩa với các trang trại ở các nước ASEAN không thể thuê lao động nhập cư (vốn được trả lương thấp) thu hoạch trái cây và rau quả để đảm bảo giá cả được giữ ở mức thấp. Các nhà máy đóng cửa khiến các sản phẩm không thể được chế biến và đóng gói. Tương tự, sự gián đoạn giao thông hàng không và hàng hải dẫn tới việc thực phẩm không thể tiếp cận thị trường quốc tế. Các văn phòng, trường học, trung tâm du lịch và nhà hàng phải đóng cửa đã lấy đi khách hàng lớn nhất cho các nhà phân phối thực phẩm.Cùng với đó, đại dịch cũng cho thấy mối nguy hiểm của những lựa chọn lâu dài mà xã hội đã đưa ra đối với thực phẩm. Chế độ ăn uống nghèo nàn xuất phát từ sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu không được kiểm soát của ngành công nghiệp đồ ăn vặt, đã làm tăng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm mà tiêu biểu là bệnh tiểu đường và bệnh tim trên khắp thế giới. Tình trạng này không chỉ có hại cho mỗi cá thể mà còn làm tăng nguy cơ biến chứng do các bệnh truyền nhiễm khác gây ra, trong đó có COVID-19. Chuyên gia Chandran Nair nhấn mạnh Malaysia là quốc gia có tỷ lệ béo phì cao nhất trong ASEAN và các cơ quan quản lý có nghĩa vụ phải can thiệp, ngăn chặn sự mở rộng toàn cầu của ngành công nghiệp đồ ăn vặt và cả các doanh nghiệp địa phương nếu quốc gia này muốn kiềm chế cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.Ngoài ra, nhiều nền kinh tế đã để cho hệ thống lương thực nội địa bị thu hẹp, thay vào đó dựa vào các sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác. Do đó, CEO của Viện nghiên cứu Toàn cầu vì Ngày mai khuyến cáo các khu vực trồng lúa truyền thống, trong đó có ASEAN, cần đảo ngược xu hướng này để tránh rơi vào tình trạng phải nhập khẩu gạo từ Mỹ và Australia.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khazanah cho hay Malaysia chỉ đủ khả năng cung cấp 70% nhu cầu gạo của quốc gia. Do đó, quốc gia Đông Nam Á này cần đầu tư vào hoạt động sản xuất tại nội địa nhằm giữ vững thị trường khi có các cú sốc liên kết thương mại, đồng thời thực phẩm cần được định giá hợp lý để đảm bảo mọi người dân có thể và ăn uống lành mạnh.Những thách thức này buộc chính phủ các nước phải đánh giá triệt để về cách tiếp cận các hệ thống lương thực. Đầu tiên, các chính phủ cần đầu tư vào sản xuất lương thực địa phương, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực. Chính sách này cần rất nhiều sự hỗ trợ, trước hết là giúp người nông dân đủ khả năng đảm bảo cuộc sống trong bối cảnh cạnh tranh với các nhà sản xuất lương thực lớn hơn và trên phạm vi toàn cầu.Theo nghĩa này, sản xuất lương thực địa phương, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, nên được coi là sản phẩm chiến lược. Điều này không nhất thiết nhằm mục đích thay thế thị trường toàn cầu bằng các sản phẩm bản địa mà thay vào đó cho phép phát triển thị trường ổn định hơn khi hệ thống bị gián đoạn. Thứ hai, chính phủ các nước cần phát triển hệ thống phân phối thực phẩm hiệu quả hơn, nhất là ở các cộng đồng dân cư nghèo vốn thiếu sự lựa chọn.Thực tế, các loại thực phẩm chế biến sẵn phổ biến hơn ở các cộng đồng nghèo do có khả năng bảo quản lâu hơn, dễ chế biến và rẻ. Tuy nhiên, những thực phẩm này kém lành mạnh hơn đáng kể so với thực phẩm tươi nguyên vì chứa ít chất dinh dưỡng hơn và thậm chí trong thành phần có cả các chất gây ung thư.
Các chính phủ cần bảo vệ những cộng đồng này bằng cách đầu tư vào việc phân phối thực phẩm tươi sống tại địa phương và cải thiện việc cung cấp điện giúp kéo dài thời hạn sử dụng. Ông Chandran Nair cho rằng giờ là thời điểm cho một nỗ lực toàn cầu, trong đó các quốc gia cần đầu tư và khuyến khích sản xuất lương thực dựa vào cộng đồng.Thứ ba, chính phủ cần đảm bảo các nhà bán lẻ thực phẩm có đủ hàng hóa dự trữ để giải quyết tình trạng mua sắm trong hoảng loạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra các kệ hàng trống không phải là kết quả của một vài người tích trữ, mà là hệ quả của việc nhiều người quyết định mua một món hàng bổ sung mà nguyên nhân là sự thôi thúc dễ hiểu trước tình hình không chắc chắn và nỗi sợ hãi kéo theo tình huống khủng hoảng. Do thiếu hàng tồn kho nên các kệ hàng bị dọn sạch và làm tăng tỷ lệ mua hàng hoảng loạn khi mọi người đều cố gắng mua các mặt hàng thiết yếu trước khi chúng biến mất.Trong bối cảnh đó, các cơ quan chức năng cần đưa ra quy định để đảm bảo cửa hàng tạp hóa có đủ kho dự trữ các mặt hàng thiết yếu trong thời gian tới khi khủng hoảng xảy ra, giống như cách mà chính phủ hiện nay buộc các ngân hàng phải có đủ dự trữ để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ.Tuy nhiên, các cửa hàng không thể tích trữ tất cả mọi sản phẩm, do vậy chính phủ cần phải mô hình hóa cách xã hội sẽ phản ứng khi đối mặt với sự không chắc chắn.
Hệ thống thực phẩm của con người bắt nguồn sâu xa từ sự lãng phí và phụ thuộc kinh tế vào việc tiêu thụ quá mức. Đại dịch COVID-19 đã một lần nữa phơi bày tất cả những vấn đề này. Ông Chandran Nair kết luận, đã đến lúc các chính phủ phải lấy lại vai trò là người bảo đảm cung cấp thực phẩm lành mạnh và đầy đủ cho tất cả người dân./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài cuối: Để "quả cầu tuyết" ngừng lăn
09:17' - 01/05/2022
"Quả cầu tuyết" là một khái niệm được dùng để chỉ cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 3: Tạo giá trị từ liên kết chuỗi
08:52' - 01/05/2022
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang từng bước hoàn thiện chuỗi giá trị để giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hạt gạo, mang đến lợi nhuận ngày càng lớn cho người nông dân.
-
Kinh tế Thế giới
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 2: “Liều thuốc đặc trị” qua góc nhìn chuyên gia
07:01' - 01/05/2022
Theo tính toán của FAO, giá lương thực có thể tăng thêm 20% trên toàn thế giới và người dân ở Tây Phi - vốn đang trong tình trạng khan hiếm lương thực - khó có thể kham nổi sự leo giá này.
-
Kinh tế Thế giới
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 1: Cú "knock-out" địa chính trị
07:00' - 01/05/2022
Số liệu do FAO công bố cho thấy giá lương thực thế giới trong tháng 3/2022 đã tăng gần 13%, lên mức cao kỷ lục mới, do xung đột Nga-Ukraine làm xáo trộn thị trường ngũ cốc và dầu ăn.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu khủng hoảng lương thực thế giới có tác động đến Nga?
06:30' - 01/05/2022
Xung đột ở Ukraine làm giảm tiềm năng xuất khẩu của Nga trong niên vụ 2021-2022 và tiềm năng thu hoạch trong niên vụ 2022-2023.
-
Phân tích - Dự báo
Thiếu dầu ăn làm trầm trọng cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
05:30' - 29/04/2022
Nguồn cung dầu ăn của thế giới, vốn đã bị thắt chặt bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, đang ngày càng đối mặt với nguy cơ suy giảm lớn hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ, nơi trú ẩn mới của giới đầu tư? – Bài cuối: Triển vọng Trung Quốc + 1
06:30'
Nền tảng kinh tế của Ấn Độ bảo vệ nước này khỏi những cú sốc bên ngoài như vậy — tăng trưởng mạnh, dự trữ ngoại hối lớn và nền kinh tế đa dạng khiến Ấn Độ mạnh mẽ hơn nhiều nước mới nổi khác.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ, nơi trú ẩn mới của giới đầu tư? – Bài 1: Cơ hội và rủi ro
05:30'
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn, các nhà đầu tư ngày càng chuyển hướng sang Ấn Độ như một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn.
-
Phân tích - Dự báo
“Hiệu ứng Trump” bắt đầu tác động đến kinh tế châu Âu?
06:30' - 28/05/2025
Chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đè nặng lên hoạt động kinh tế châu Âu, và những thay đổi đột ngột trong chính sách của ông đã tạo ra tình trạng bất ổn cho các doanh nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
“Nỗi niềm” của doanh nghiệp thời trang nhỏ tại Pháp
06:30' - 27/05/2025
Trước sự mở rộng của các nền tảng thương mại điện tử giá rẻ, các thương hiệu thời trang nhỏ đang phát đi tín hiệu báo động về sự lụi tàn của một ngành từng được xem là biểu tượng của Pháp.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Mỹ đã thoát hiểm?
05:30' - 27/05/2025
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước ngã rẽ quan trọng sau những biến động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Đất hiếm - cuộc chiến thầm lặng nhưng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc
06:30' - 26/05/2025
Nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đang dần được hé lộ. Trung Quốc kiểm soát khoảng 70% hoạt động khai thác đất hiếm và 90% hoạt động chế biến đất hiếm trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản có thể tiến tới một cuộc đại cải cách chính sách nông nghiệp?
05:30' - 26/05/2025
Để đối phó với tính hình gạo liên tục tăng giá, Thủ tướng Nhật Bản đã đặt mục tiêu tháo gỡ bằng cách kiềm chế giá gạo ở mức 3.000 yen/5kg
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD và “khoảnh khắc kinh tế”
06:30' - 25/05/2025
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan Mỹ–EU: "Ngoại lệ Pháp"
05:30' - 25/05/2025
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm trừng phạt EU vì thặng dư thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến Pháp theo cách tương tự như với các đối tác khác trong khối.