Australia hạn chế giao dịch tiền mặt nhằm ngăn chặn “nền kinh tế đen”

06:48' - 21/12/2016
BNEWS Theo một ước tính của các chuyên gia tại Australia, nền kinh tế ngầm của nước này từ năm 1999 đã chiếm đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Australia hạn chế giao dịch tiền mặt nhằm ngăn chặn nền "kinh tế đen". Ảnh: 123RF.com

Báo Australia mới đây cho rằng việc Chính phủ Australia thông báo thành lập một nhóm công tác đặc biệt là để ngăn chặn “nền kinh tế đen”.

Nhóm công tác đặc biệt này có nhiệm vụ xem xét và đánh giá các biện pháp, chẳng hạn như loại bỏ lưu hành tờ bạc 100 AUD và hạn chế giao dịch tiền mặt ở một mức nhất định.
Trong thông cáo báo chí mới đây, Bộ trưởng doanh thu và dịch vụ tài chính, bà Kelly O'Dwyer cho hay việc loại bỏ tờ bạc 100 AUD sẽ mang đến lợi ích cho chính phủ bao gồm việc giảm tội phạm, tăng doanh thu thuế, và giảm gian lận phúc lợi vì một số người nhận trợ cấp của chính phủ trong lúc họ có lợi tức hoặc tích trữ tiền mặt.
Về nền kinh tế đen, b à O'Dwyer nói : “Trong khi trên thế giới chưa có một định nghĩa chính thức nào, điển hình của nền kinh tế đen là ám chỉ đến những người hoạt động hoàn toàn bên ngoài hệ thống thuế hoặc những người được các cơ quan thuế biết đến mà cố tình thông báo sai nghĩa vụ thuế (và hưu bổng) của họ. Nền kinh tế đen cũng có thể bao gồm những người tham gia các tổ chức tội phạm, hoạt động sản xuất và buôn bán hàng cấm.”
Nền kinh tế đen còn được biết rộng rãi là nền kinh tế ngầm, nền kinh tế không giám sát hoặc nền kinh tế "bóng tối", và các định nghĩa có thể thay đổi theo các hoạt động khác nhau. Nó có thể bao gồm thuê nhân công không khai báo và trả lương bằng tiền mặt, thanh toán hàng hóa và dịch vụ bằng tiền mặt, và thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp.
Theo một ước tính, nền kinh tế ngầm của Australia từ năm 1999, dựa trên các giao dịch tiền mặt và hoạt động bất hợp pháp, đã chiếm đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, một ước tính gần đây của Cục Thống kê Australia (ABS) vào năm 2013, trong đó bao gồm tiền thu được từ các hoạt động bất hợp pháp cũng như các lĩnh vực khác, chiếm 2,1% GDP.
Vào thời điểm đó, thành phần lớn nhất là “sản xuất ngầm”, với giá trị ước tính chiếm 1,5% GDP hoặc 22,7 tỷ AUD. Sản xuất ngầm được định nghĩa là “các hoạt động có thể là hợp pháp nhưng đang cố tình che giấu các cơ quan công quyền”, chẳng hạn như không khai báo những việc làm trả tiền mặt, và theo báo cáo của ABS, nó thường tập trung vào các ngành công nghiệp như “xây dựng, nhà ở, quán cà phê và nhà hàng, cá nhân và các dịch vụ khác, và thương mại bán lẻ”.
Lĩnh vực xây dựng đứng đầu danh sách các nhóm ngành công nghiệp trong phân tích hoạt động sản xuất ngầm, nơi thường ước tính thấp về thu nhập nhưng phóng đại về chi phí. Thành phần lớn kế tiếp là buôn bán ma túy bất hợp pháp, với trị giá khoảng 5,6 tỷ AUD.

Thành phần cuối cùng là “sản xuất hộ gia đình”. Đây có thể là thể loại ít quen thuộc hơn hai loại trước, và nó được xác định là “sản xuất hàng hoá cho tiêu thụ đầu cuối hoặc tích lũy tài sản cố định gộp”.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục