Australia hướng vào thị trường nội địa để hồi sinh ngành du lịch
Cơn “địa chấn” mang tên COVID-19 đã cuốn phăng toàn bộ hoạt động của công ty du lịch Red Sun Camels tại Cable Beach, khiến cho hàng trăm nhân viên và các chú lạc đà trở nên "thất nghiệp. Giám đốc Red Sun Camels, John Geappen, đã phải rất vất vả để có thể giữ cho doanh nghiệp của mình “đóng băng” trong hơn ba tháng vừa qua.
Ông nói việc đóng cửa kinh doanh khiến công ty thất thu hàng nghìn đô la mỗi ngày, trong khi vẫn phải chi từ 6.000-7.000 AUD (tương đương 4.080-4.760 USD) một tuần để duy trì doanh nghiệp. Ông Geappen thừa nhận, nếu tình trạng phong tỏa vẫn kéo dài, công ty sẽ sớm rơi vào tình cảnh mấp mé “bờ vực phá sản”.Theo đánh giá của Tập đoàn kinh doanh khách sạn và nghỉ dưỡng IBISWorld, Red Sun Camels chỉ là một trong số gần 119.000 doanh nghiệp du lịch của Australia bị ảnh hưởng do đại dịch. Phần lớn trong số này đều đã buộc phải “ngủ Đông” khi COVID-19 khiến các chính quyền địa phương và chính phủ liên bang phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.IBISWorld dự báo khoảng 6% các doanh nghiệp du lịch Australia sẽ không thể sống sót sau đại dịch và số còn lại mất nhiều năm mới có thể hoàn toàn phục hồi.Ảnh hưởng do COVID-19Thiếu vắng khách hàng đã trở thành cú hích lớn nhất đối với các doanh nghiệp du lịch của Australia trong những tháng gần đây. IBIS dự báo ngành công nghiệp không khói của nước này sẽ mất gần 16% doanh thu trong năm tài chính 2019-2020, giảm 15 tỷ AUD (10,2 tỷ USD) so với năm trước đó, đạt giá trị khoảng 128 tỷ AUD (87,04 tỷ USD).Những tuyên bố mới nhất của Chính phủ Australia cho thấy sẽ còn mất một khoảng thời gian đáng kể nữa để biên giới của quốc đảo lớn nhất châu Đại Dương có thể mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang trong quá trình tự cô lập. Hiện trạng này khiến cho những đánh giá về triển vọng du lịch của Australia không mấy khả quan và doanh thu từ du lịch sẽ khó đạt được mức tương đương trước COVID-19 thậm chí cho tới đến năm tài chính 2021-22.Báo cáo mới đây nhất của Ngân hàng Commonwealth cho biết thiếu vắng khách du lịch kéo dài tới cuối năm nay sẽ khiến GDP của Australia sụt giảm 0,7%. Báo cáo viết: "Ngay cả trong trường hợp 'cánh cửa' biên giới sớm được mở trở lại, thì các hoạt động du lịch cũng không thể khôi phục nhanh chóng".Một báo cáo khác của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc nhận định: "Sau các sự cố lớn trên thế giới như khủng hoảng tài chính toàn cầu, cuộc tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9 và dịch SARS, phải mất trung bình 14 tháng để con số khách du lịch quay trở lại mức trước khủng hoảng".Thay đổi để thích ứng với tình hình mớiCũng như nhiều quốc gia khác, Australia giờ đây hướng mục tiêu phát triển du lịch tập trung vào thị trường nội địa, thay vì tìm cách “lôi kéo” khách du lịch quốc tế.Ngay sau “cú phất cờ” của Bộ trưởng Du lịch Australia Simon Birmingham cổ vũ cho việc nối lại các hoạt động du lịch nội địa vào đầu tháng Năm, Cơ quan Du lịch Australia đã bắt đầu lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng bá mới, nhằm tận dụng lợi thế thời gian, chuẩn bị cho sự hồi sinh của ngành du lịch nội địa dịp cuối năm nay.Chiến dịch "Kỳ nghỉ trong nước năm nay" với kinh phí lên tới 20 triệu AUD (12,8 triệu USD) dự kiến được triển khai để khuyến khích 11,3 triệu người dân Australia thường xuyên đi du lịch nước ngoài mỗi năm chuyển sang đi du lịch trong nước.Chiến dịch "Sống kiểu Australia", một dự án xương sống của ngành du lịch Australia bắt đầu được triển khai từ năm 2020, sẽ cung cấp các thông tin về những chương trình nghỉ dưỡng cuối tuần, các trải nghiệm du lịch trực tuyến để kích thích nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân Australia.Phát biểu trên các phương tiện truyền thông, ông Birmingham nói sẽ là lý tưởng nếu thuyết phục được người dân xứ chuột túi chuyển hướng du lịch trong nước thay vì lựa chọn các điểm đến ở nước ngoài như mọi năm. Ông kỳ vọng các lệnh hạn chế biên giới sẽ được dỡ bỏ, cho phép ngành du lịch nội địa Australia bước vào quá trình phục hồi, đặc biệt tại các khu vực trước đây phụ thuộc lớn vào du khách quốc tế.Tại bang Tây Australia, Red Sun Camels đã chính thức thông báo sẽ hoạt động trở lại trong vòng hai tuần tới. Ông Geappen cho biết công ty đang cố gắng tạo ra những thay đổi để đảm bảo sự an toàn cho du khách phù hợp với tình hình dịch bệnh.Ông nói: “Chúng tôi có một trạm rửa tay với chất khử trùng được cung cấp miễn phí, có găng tay và khẩu trang tùy chọn cho khách hàng sử dụng. Tại các quầy vé, trạm đón khách, các khoảng cách an toàn tối thiểu 1,5m cũng đã được thiết lập, để khi du khách đến, họ có thể đảm bảo đứng cách xa nhau theo đúng hướng dẫn về giãn cách xã hội.”Ngoài ra, yên xe dùng cho lạc đà sẽ được rửa và khử trùng sau mỗi chuyến đi. Toàn bộ nhân viên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khách hàng và đảm bảo giữ các khoảng cách an toàn. Ông Geappen hy vọng những thay đổi như vậy sẽ khiến du khách yên tâm hơn và giúp doanh nghiệp có thể quay trở lại hoạt động ngay trong điều kiện đại dịch như hiện nay./.Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Hãng thông tấn Australia được mua lại, thoát khỏi nguy cơ đóng cửa
08:14' - 30/06/2020
Tương lai của hãng thông tấn duy nhất và lâu đời nhất của Australia - AAP, đã được đảm bảo sau khi một nhóm các nhà hảo tâm và đầu tư chính thức ký kết thỏa thuận mua lại hãng vào ngày 29/6.
-
Kinh tế & Xã hội
Australia không loại trừ khả năng đóng cửa biên giới đến giữa năm 2021
10:27' - 27/06/2020
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết không loại trừ khả năng Australia đóng cửa biên giới cho đến ít nhất tháng 7/2021 do “sự không chắc chắn” của tình hình dịch COVID-19.
-
Thị trường
Những cơ hội mới từ thỏa thuận thương mại tự do Australia-Anh
05:30' - 24/06/2020
Australia và Anh sẽ đơn giản hóa các yêu cầu về thị thực dành cho người lao động chuyên nghiệp và các khách du lịch trẻ tuổi, theo một thỏa thuận thương mại mới đang được thảo luận giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ lệ thất nghiệp tại Australia cao nhất trong 19 năm
14:00' - 18/06/2020
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã đưa ra dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 10% trong tháng 6, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm sẽ là 9%.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.