Australia xoay trục chiến lược trở lại châu Âu
Cụ thể là các vấn đề như Trung Quốc, Nga, an ninh mạng, chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự bất ổn của nền dân chủ phương Tây. Những rủi ro này liên kết với nhau, buộc các nền dân chủ trên thế giới suy nghĩ kỹ hơn về biện pháp bảo vệ lợi ích của mình.
Thế giới đang miễn cưỡng nhận ra rằng Trung Quốc không chỉ là cơ hội tăng trưởng lớn mà còn là một quốc gia có chủ nghĩa dân tộc, có sức mạnh quân sự khổng lồ ngày càng tăng và tham vọng tái lập trật tự thế giới. Thách thức này có tính cấp bách hơn đối với Australia do quốc gia này đã tự khiến mình ngày càng phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có những nỗ lực đối phó với tình hình trên.
Nghị viện Australia đã ban hành luật mới nhằm ngăn chặn Trung Quốc gây ảnh hưởng tới các hoạt động chính trị của Australia. Xuất hiện ý thức chính trị mạnh mẽ hơn tại Australia về việc hỗ trợ cho các quốc đảo láng giềng Thái Bình Dương và tại khu vực Đông Nam Á để ngăn chặn sự thống trị chiến lược ngày càng gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc.
Đối với nhiều người châu Âu, Trung Quốc cách rất xa và có lẽ là nơi để tìm kiếm những cơ hội làm ăn kinh tế hơn là một rủi ro chiến lược. Vấn đề là càng có nhiều người lao vào tìm kiếm cơ hội thị trường thì họ càng gặp phải nhiều rủi ro. Một vài quốc gia châu Âu đã bắt đầu bày tỏ lo lắng về mức độ cho phép Trung Quốc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Do đó, có thể thấy Liên minh châu Âu (EU) và Australia có lợi ích chung trong việc chia sẻ các chiến lược để chống lại sự can dự quá mức của Bắc Kinh, đồng thời Australia cũng cần phát triển thị trường đa dạng hơn nhằm giảm ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc.
Về vấn đề Nga, kinh tế Nga có quy mô tương đương Australia, nhưng năng lực hạt nhân, chính sách hiện đại hóa quân sự nhanh chóng và chính sách đối ngoại quyết đoán và cứng rắn đã khiến Moskva trở thành mối đe dọa chiến lược đối với EU và rộng hơn là lợi ích của phương Tây.
An ninh mạng là mối đe dọa mang phạm vi toàn cầu và đặc biệt gây tổn hại tới các nền kinh tế phát triển. Trong bối cảnh công nghệ 5G đang trở thành “xương sống” của Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, là yếu tố quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng quan trọng ở khắp mọi nơi, Australia và EU cần tăng cường hơn nữa hợp tác về an ninh mạng.
Ưu tiên thứ nhất là bảo vệ chống trộm cắp tài sản trí tuệ. Ưu tiên thứ hai là đảm bảo an ninh cho các hệ thống bầu cử, chống lại sự thao túng làm suy yếu niềm tin của cử tri. Ưu tiên thứ ba là thiết lập các cơ chế bảo vệ hiệu quả hơn các cơ sở hạ tầng mạng quan trọng chống lại nguy cơ bị phá hủy bởi phần mềm độc hại do các đối thủ tạo ra.
Một rủi ro khác mà Australia và các nước châu Âu cùng phải đối mặt, đó là chính quyền mà Tổng thống Mỹ Trump đang lãnh đạo. Kể từ khi cầm quyền, ông Trump dường như cố gắng phá hủy rất nhiều thể chế thời kỳ hậu chiến đã được xây dựng nên để tạo sự ổn định cho châu Âu và toàn cầu.
Tác giả nhận định ông Trump chính là vấn đề cần quan tâm chứ không phải tất cả nước Mỹ. Cả hệ thống nước Mỹ đều muốn Mỹ gắn kết với quốc tế, hỗ trợ các đồng minh và thúc đẩy các vấn đề chung toàn cầu. Song với các chính sách mang tính “nước Mỹ trên hết” của ông Trump, Australia, EU và các nền dân chủ khác như Nhật Bản và Ấn Độ phải nỗ lực hơn để thúc đẩy lợi ích an ninh chung. Điều này cũng là động lực cho mối quan hệ giữa Australia và EU trở nên gắn kết hơn.
Cuối cùng, sự bất ổn trong hệ thống dân chủ đang "càn quét" tất cả các quốc gia, tạo ra sự ngờ vực trong chính trị và đẩy những người ủng hộ tham gia vào các nhóm chính trị cực đoan. Bài viết khuyến nghị Australia và EU sử dụng các giá trị chung để giải quyết các căn nguyên gây bất ổn chính trị, làm phát sinh các chính phủ yếu kém.
Khi thế giới tràn đầy rủi ro bất ổn, các nền dân chủ cần xích lại gần nhau và đó cũng chính là những gì đang diễn ra với mối quan hệ Australia – EU. Thỏa thuận khung Australia – EU được ký ngày 7/8/2017 bởi cựu Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini, đã được thông qua và trong thời gian chờ Ủy ban Hiệp ước Nghị viện Australia phê chuẩn.
Một mạng lưới tương tác liên chính phủ trên một loạt lĩnh vực và chính sách cho thấy đã có nhiều mối liên hệ thực tế giữa các chính trị gia, quan chức, học giả và giới lãnh đạo doanh nghiệp Australia và châu Âu.
Tác giả kết luận rằng bên cạnh việc cần thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ quốc phòng, đối ngoại và hợp tác phát triển giữa đôi bên, một nhiệm vụ cấp bách khác cần phải được thực hiện là thúc đẩy phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề chiến lược lớn nêu trên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Australia bắt nghi can gửi hàng khả nghi đến các phái bộ ngoại giao
08:05' - 10/01/2019
Rạng sáng 10/1 theo giờ Việt Nam, cảnh sát Australia thông báo đã bắt giữ đối tượng tình nghi gửi nhiều gói hàng khả nghi tới hàng loạt phái bộ ngoại giao nước ngoài ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Australia - Ấn Độ sẽ là sự hội tụ chiến lược? (Phần 1)
06:30' - 29/12/2018
Trang mạng của Trường nghiên cứu quốc tế RSIS mới đây đăng bài bình luận về mối quan hệ Australia - Ấn Độ của giáo sư Ian Hall, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Griffith (Australia).
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Thế kẹt của Australia
06:01' - 29/11/2018
Ngày 19/11, Bắc Kinh thông báo sẽ điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lúa mạch xuất khẩu, trị giá tới 1,8 tỷ AUD (khoảng 1,29 tỷ USD), của Australia xuất khẩu Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai ảm đạm của Hiệp định thương mại tự do Australia – Indonesia
06:30' - 25/11/2018
Hiệp định thương mại tự do Australia – Indonesia đứng trước nguy cơ bị trì hoãn sau khi giới chức Australia thông báo xem xét di chuyển đại sứ quán Australia tại Israel từ Tel Aviv đến Jerrusalem.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh
17:30' - 23/03/2023
Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi năng lượng sạch với tốc độ ngày càng nhanh và được coi là quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng sạch ở Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thúc đẩy sử dụng mã QR toàn ASEAN
15:44' - 23/03/2023
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) đã kêu gọi tất cả các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua mã QR toàn ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Nhật Bản đánh giá kinh tế phục hồi nhẹ
18:30' - 22/03/2023
Trong báo cáo kinh tế tháng 3 công bố ngày 22/3, Chính phủ Nhật Bản đánh giá nền kinh tế nước này đang phục hồi nhẹ, song duy trì cảnh báo những bất ổn trên thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia đặt mục tiêu thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu Đông Nam Á
15:10' - 22/03/2023
Theo Bộ trưởng Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia, nước này có tiềm năng trở thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu được các công ty công nghệ nước ngoài lựa chọn tại khu vực Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Pháp thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ
14:48' - 22/03/2023
Ngày 21/3, với 402 phiếu thuận và 130 phiếu chống, Hạ viện Pháp đã thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề
13:29' - 22/03/2023
Ngày 21/3, tại Bắc Kinh, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã khởi động chương trình xúc tiến du lịch, với 10 tuyến du lịch theo chủ đề được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Các ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung Quốc-Nga trước năm 2030
12:47' - 22/03/2023
Ngày 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin Nga đã ra Tuyên bố chung về Kế hoạch phát triển những ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung-Nga trước năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và 7 quốc gia khác được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7
10:50' - 22/03/2023
Chính phủ Nhật Bản dự định mời các nhà lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc G7, trong đó có Việt Nam, tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU lục soát một công ty lớn sản xuất nước tăng lực tại châu Âu
20:29' - 21/03/2023
Ngày 21/3, EC thông báo một nhóm điều tra chống độc quyền của EU đã kiểm tra cơ sở của một công ty sản xuất nước tăng lực do nghi công ty này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.