Quan hệ Australia - Ấn Độ sẽ là sự hội tụ chiến lược? (Phần 1)
Chuyến thăm lần đầu tiên của Tổng thống Ấn Độ Shri Ram Nath Kovind tới Australia trong 3 ngày (21-23/11/2018) là một tín hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước cuối cùng cũng có những tiến triển.
20 năm trước, mối quan hệ giữa Australia và Ấn Độ gặp nhiều sóng gió, nhất là sau việc Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân vào năm 1998. Khi đó, Australia với cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân đã phản ứng mạnh mẽ bằng cách đình chỉ tất cả các chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ, đồng thời trục xuất tùy viên quân sự Ấn Độ tại Australia về nước.
Tác động của sự kiện 11/9 tại Mỹ
New Delhi về phần mình không mấy quan tâm tới phản ứng của Canbera. Các quan chức và học giả Ấn Độ cho rằng Australia thiếu hiểu biết về tình hình chiến lược của đất nước, đạo đức giả và hưởng lợi từ sự răn đe hạt nhân dưới sự bảo trợ của Mỹ.
Phải mất thời gian để hai bên hàn gắn quan hệ. Năm 2000, Thủ tướng Australia John Howard đã có chuyến thăm tới New Delhi nhưng phải đến giữa những năm 2000, động lực khôi phục quan hệ giữa hai nước mới thật sự bắt đầu. Chất xúc tác chính là cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ, trong đó Australia tham gia cùng các đồng minh tại Afghanistan và giúp làm ấm mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ.
Trong bầu không khí đó, năm 2003, Australia và Ấn Độ đã ký kết bản ghi nhớ về chống chủ nghĩa khủng bố và chia sẻ thông tin tình báo. Tiếp đến năm 2006, hai bên ký thỏa thuận về hợp tác quốc phòng.
Với việc mối quan hệ hai nước được cải thiện, chính phủ của Thủ tướng Howard thời điểm đó muốn dỡ bỏ lệnh cấm bán urani cho Ấn Độ. Quan hệ thương mại hai nước cũng bắt đầu khởi sắc. Và năm 2007, hai nước đã tham gia vào khái niệm Nhóm Bộ tứ (Quad) lần thứ nhất cùng với việc Australia mở rộng ảnh hưởng ngoại giao tại Ấn Độ.
An ninh trước tiên...
Tuy nhiên, tiến trình phát triển quan hệ giữa hai bên đã gặp phải lực cản lớn khi cuộc bầu cử tại Australia diễn ra và chiến thắng thuộc về Công đảng đối lập của Kevin Rudd. New Delhi lo sợ rằng một thủ tướng Australia có thể nói được tiếng Quan Thoại và tự nhận là một chuyên gia về Trung Quốc sẽ có mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh.
Khi Thủ tướng Rudd quyết định rút Australia khỏi Nhóm Bộ tứ và Ngoại trưởng Stephen Smith thông báo với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì về quyết định này thì lo ngại của Ấn Độ là có cơ sở. Sau đó, Thủ tướng Kevin Rudd tiếp tục thực hiện lệnh cấm bán urani cho Ấn Độ. New Delhi phản ứng bằng cách tỏ ra thận trọng trong quan hệ với Canberra và từ chối lời mời của Australia tham gia tập trận hải quân Malabar cùng với Mỹ và Nhật Bản.
Trong khi chính phủ của Thủ tướng Rudd làm lung lay niềm tin của New Delhi vào Canberra thì sự quyết đoán của Trung Quốc trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo hai nước lại gần nhau hơn. Năm 2009, Australia và Ấn Độ đã ra tuyên bố chung về hợp tác an ninh, nâng mối quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược. Hai năm sau đó, lệnh cấm bán urani chính thức được Thủ tướng Julia Gillard - người kế nhiệm của ông Rudd - dỡ bỏ.
Thời gian sau đó, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Tony Abbott tháng 9/2014, hai nước đã công bố thỏa thuận hạt nhân dân sự song phương. Tiếp đó, trong chuyến thăm lịch sử của thủ tướng Ấn Độ Narendi Modi tới Australia vào tháng 11/2014, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Ấn Độ sau hơn 1/4 thế kỷ, hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác an ninh.
Các thỏa thuận đó hứa hẹn mang đến cho hai nước các cuộc đối thoại cấp cao thường xuyên, chuyển giao công nghệ quốc phòng và nhiều hợp tác hơn trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, tội phạm buôn người, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và gìn giữ hòa bình./.
Vào giữa năm 2015, một cuộc đối thoại ba bên Australia - Ấn Độ - Nhật Bản đã được tổ chức và một phiên bản mới của Nhóm Bộ tứ xuất hiện vào năm 2017.
Cùng năm đó, hai nước đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng song phương. Hai nước cũng gia tăng các cuộc tập trận, bắt đầu với cuộc tập trận trên biển AUSINDEX năm 2015 và năm 2018, Không quân Ấn Độ tham gia tập trận đa phương do Australia tổ chức. Hai nước sẽ còn tổ chức các cuộc tập trận quân sự song phương khác trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Ấn Độ phá đường dây lừa đảo sử dụng công nghệ cao
08:36' - 22/12/2018
Ngày 21/12, cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ 126 đối tượng tình nghi dính líu tới một đường dây lừa đảo sử dụng công nghệ cao quy mô lớn nhằm vào nạn nhân là các công dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Australia tái khẳng định cam kết đối với than đá (Phần 2)
05:30' - 21/12/2018
Tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) ở Ba Lan, hai báo cáo mới nhất cho thấy Australia đã bị tụt hậu trên toàn thế giới trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Australia tái khẳng định cam kết đối với than đá (Phần 1)
06:30' - 20/12/2018
Một số nhà bảo vệ môi trường tỏ ra thất vọng khi chứng kiến Australia đứng sau Mỹ trong kế hoạch thúc đẩy các ý tưởng sử dụng than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ tiếp tục hoãn trả đũa thương mại Mỹ
09:26' - 18/12/2018
The Economic Times ngày 17/12 đưa tin Ấn Độ lần thứ tư hoãn áp thuế trả đũa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ đến ngày 31/1/2019.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ vượt Brazil trở thành nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới
15:02' - 21/11/2018
Sản lượng đường của Ấn Độ có khả năng tăng 5,2% lên mức kỷ lục 35,9 triệu tấn và vượt qua Brazil để trở thành nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37'
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21'
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11'
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35'
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24'
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05'
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26'
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.