Ba chủ đề "nóng" tại hội nghị thượng đỉnh EU
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp trong hai ngày 20 và 21/10 tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, tập trung thảo luận ba chủ đề chính là vấn đề nhập cư, chính sách thương mại và quan hệ ngoại giao với Nga.
Bên cạnh đó, bài phát biểu của Thủ tướng Anh Theresa May tại hội nghị cũng thu hút sự quan tâm của giới quan sát.
Các nhà lãnh đạo EU mong muốn theo đuổi chính sách đề ra tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Bratislava ngày 16/9 vừa qua là đoàn kết đối phó với những thách thức chung, gồm kiểm soát biên giới ngoài châu Âu trước làn sóng nhập cư, tăng cường chống khủng bố và củng cố nền kinh tế của khối. Từ tháng 9/2015 đến nay, các nước EU đã giảm được tới 98% số người nhập cư trái phép qua ngả Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và CH Cyprus. EU đã tăng cường nỗ lực để giúp đỡ các nước tiếp nhận công dân hồi hương. Sáu tháng đầu năm nay, lượng người di cư trái phép được Cơ quan giám sát biên giới châu Âu (FRONTEX) đưa trở về nước tăng gấp hai lần so với cả năm 2015.Trong khi đó, làn sóng nhập cư qua đường Italy vẫn chưa giảm so với hai năm 2014 và 2015. Do vậy, hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ tập trung đặc biệt vào các chương trình phối hợp với các nước có người di cư và các nước trung chuyển tại châu Phi.
Về thương mại, việc định hướng chính sách thương mại của khối cũng là một nội dung trọng tâm được lãnh đạo các nước EU đưa ra bàn bạc. Các nhà lãnh đạo sẽ tập trung xem xét những cuộc đàm phán hiện nay giữa EU với các đối tác quan trọng để đi đến ký kết các hiệp định tự do thương mại.Các nhà lãnh đạo EU cũng đề cập biện pháp hiện đại hóa các công cụ phòng vệ trong cuộc chiến chống gian lận thương mại.
Vấn đề lớn đặt ra cho các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị lần này là làm sao thông qua được Thỏa thuận Kinh tế và Thương mại Toàn diện với Canada (CETA) để hai bên có thể ký kết vào ngày 27/10 tới.Việc thông qua thỏa thuận ở cấp độ EU đang gặp trở ngại lớn do sự phản đối của chính quyền vùng nói tiếng Pháp tại Bỉ. Trong bối cảnh còn một số vấn đề phải giải quyết, EU vẫn tin tưởng họ sẽ tìm được giải pháp để thông qua thỏa thuận đã hoàn tất sau bảy năm đàm phán này.
Về quan hệ với Nga, thực trạng và định hướng chiến lược mối quan hệ giữa EU với Nga đang là vấn đề còn nhiều bất đồng trong khối. Hội nghị lần này xác định mục tiêu đưa ra chiến lược quan hệ tổng thể và lâu dài của EU với người láng giềng quan trọng này. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo EU cũng thảo luận khả năng gia hạn các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến vấn đề Syria. Giới phân tích đánh giá châu Âu đang trở nên bất ổn và kém an toàn hơn. Những cuộc khủng hoảng bên trong và bên ngoài biên giới EU đã đe dọa an ninh các nước thành viên và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Còn nhiều thách thức phía trước mà các nước EU cần giải quyết để có thể xây dựng một liên minh mạnh và đoàn kết như mục tiêu EU đang hướng tới.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua các quy định mới thúc đẩy giao thông đường sắt trên toàn châu Âu
15:07' - 18/10/2016
Hội đồng châu Âu thông báo các bộ trưởng giao thông 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/10 chính thức thông qua quy định mới nhằm thúc đẩy hoạt động giao thông đường sắt tại châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
EU chi gần 160 triệu euro trong cuộc chiến chống nạn buôn người
14:43' - 18/10/2016
EU đã chi 158,5 triệu euro (tương đương 174,3 triệu USD) từ năm 2004 đến năm 2015 cho các dự án chống nạn buôn người, song vẫn còn nhiều việc phải làm.
-
Kinh tế Thế giới
EU với tham vọng trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh nhất thế giới
07:31' - 12/10/2016
Cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Giáo sư Jerzi Buzek nói rằng Liên minh châu Âu (EU) có tham vọng trở thành một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56'
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.