Ba đặc trưng của kinh tế toàn cầu trong năm 2024
Theo Nhật báo Kinh tế Hong Kong (Trung Quốc), triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 đang ở bước ngoặc lịch sử, có khả năng sẽ chứng kiến những thay đổi cơ bản trong cơ cấu. Điều này là kết quả tất yếu từ những “cơn gió lớn” của một tổ hợp các yếu tố bất lợi, như biến động địa chính trị, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu…
Dự báo nền kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ từng bước thoát khỏi vũng lầy trì trệ và lạm phát. Tuy nhiên, hình thái chính của kinh tế thế giới năm sau nhiều khả năng vẫn thể hiện rõ ba đặc trưng lớn: Tăng trưởng chậm, nhạy cảm cao và thay đổi sâu sắc. Đầu tiên, kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ở giai đoạn phục hồi, sau khi hứng chịu cú sốc dịch bệnh và rủi ro địa chính trị lan tỏa. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế tổng thể dự kiến sẽ chậm lại, ước tính tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2024 sẽ chậm lại mức khoảng 3% của năm 2023, xuống còn 2,8%.Có bốn nguyên nhân khiến cho tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm. Một là, hiệu ứng sẹo (scarring effect) từ cú sốc nguồn cung vẫn chưa biến mất. Các tác động ngoại sinh khiến cho hoạt động kinh tế không thể phục hồi hoàn toàn về mức tăng trưởng cân bằng.Hai là, vấn đề già hóa dân số của các nền kinh tế chủ chốt đang trở nên nổi cộm. Lực lượng lao động giảm dẫn đến tốc độ tăng trưởng tiềm năng giảm.
Ba là, hiệu ứng tích lũy (accumulative effect) gây nên từ việc các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu tiếp tục tăng lãi suất sẽ được thể hiện rõ nét hơn trong năm 2024. Việc thu hẹp tín dụng có thể tạo ra lực cản đáng kể đối với tăng trưởng. Bốn là, mặc dù điều kiện thương mại toàn cầu trong năm 2024 sẽ được cải thiện hơn nữa gắn liền với chuỗi cung ứng toàn cầu phục hồi, nhưng một loạt rủi ro địa chính trị trầm trọng như cuộc xung đột Nga-Ukraine và xung đột Israel-Hamas… sẽ khiến cho tăng trưởng thương mại toàn cầu không thể lập tức trở lại mức bình thường.Đặc trưng thứ hai dễ dàng quan sát thấy là môi trường kinh tế toàn cầu sẽ vẫn duy trì tính nhạy cảm cao. Một mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 chậm lại chắc chắn sẽ kèm theo sự gia tăng trầm trọng của cạnh tranh lợi ích, cộng thêm ảnh hưởng của biến động địa chính trị, nên kinh tế toàn cầu sẽ dễ hứng cú sốc của những sự kiện bất ổn.
Mặt khác, đường cong Phillips (một mô hình kinh tế, được đặt tên theo nhà kinh tế học Alban William Phillips, người đưa ra giả thuyết về mối tương quan giữa việc giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ mức lương trong nền kinh tế) toàn cầu năm 2024 cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và việc làm đang trượt từ phần dốc dựng đứng nhất sang phần lõm của đường cong. Khi mối quan hệ giữa lạm phát và việc làm tiến vào khu vực phần lõm của đường cong, thì lạm phát càng thấp sẽ tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp càng cao.Điều này sẽ thúc đẩy trọng quyền mục tiêu kép trong chính sách vĩ mô của các ngân hàng trung ương chủ chốt trên toàn cầu có sự thay đổi mang tính thực chất (từ lạm phát chuyển sang việc làm). Từ đó, mức độ nhạy cảm của thị trường đối với chính sách vĩ mô sẽ gia tăng hơn nữa. Vấn đề cần phải chú ý là một khi quá trình chuyển từ trạng thái “diều hâu” sang “ôn hòa” của các ngân hàng Trung ương của châu Âu và Mỹ không như kỳ vọng, thì thị trường tài chính chắc chắn sẽ xảy ra biến động bất thường. Cuối cùng, sự thay đổi sâu sắc của hệ thống kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra đồng thời trong quá trình thay đổi giữa động lực tăng trưởng cũ và mới. Tại đây, rủi ro và cơ hội của kinh tế toàn cầu cùng tồn tại. Một mặt, các nhân tố rủi ro luôn tồn tại. Dưới tác động liên tiếp của ba rủi ro lớn bao gồm dịch bệnh, tăng lãi suất và địa chính trị, cấu trúc nợ của một số nước trên thế giới bị méo mó nghiêm trọng. Năm 2024, dự kiến sẽ có hơn 30% các nước trên toàn cầu tiếp tục đối diện với sự đe dọa của rủi ro nợ tăng.Đồng thời, một số thị trường mới nổi cùng lúc đối diện với các thách thức mang tính kết cấu đến từ thị trường lao động, bao gồm các vấn đề mất cân bằng lao động như dân số già hóa, thiết hụt kỹ năng và tỷ lệ thất nghiệp tăng… Điều này có thể gây nên rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Mặt khác, cơ cấu kinh tế toàn cầu đang lặng lẽ tối ưu hóa. Động lực mới của tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời kỳ hậu dịch bệnh đang nhanh chóng tích lũy. Dự kiến nền kinh tế số và kinh tế ít carbon sẽ tiếp tục phát huy hiệu ứng tích cực trong năm 2024.Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được nâng cấp hơn nữa xoay quanh công nghệ máy học tăng cường, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và phân tích đa thức. Điều này sẽ đẩy nhanh việc ứng dụng rộng rãi AI trong các ngành nghề, bao gồm xe tự lái, truyền thông thông minh, sản xuất thông minh... vào năm 2024./.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30'
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30'
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.