Ba điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Ngày 13/12, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia về báo cáo nghiên cứu “Chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam” với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
3 nhóm điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang trên đà phục hồi so với các giai đoạn trước. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,68%, cao nhất trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2015.
Năm 2016, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,3% so với năm 2015. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và khai thác được tiềm lực tăng trưởng, Việt Nam cần xác định những nhân tố ảnh hưởng tới năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tại tọa đàm, Giáo sư Ricardo Hausmann, Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã trình bày kết quả nghiên cứu về Chuẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam.
Đồng thời kiến nghị những lĩnh vực sản xuất ưu tiên và bước đầu chỉ ra những rào cản về mặt thể chế, chính sách của nền kinh tế; từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể giúp Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế sản xuất tiềm năng và nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo kết quả nghiên cứu bước đầu, điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gồm 3 nhóm:
- Điểm nghẽn trong ngắn hạn gồm bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng lãng phí, tham nhũng, một số chính sách về đất đai chưa phù hợp thực tiễn và chi phí tài chính cao;
- Điểm nghẽn trung hạn gồm rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro thể chế vi mô;
- Điểm nghẽn trong dài hạn gồm kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.
Từ đó, kết quả nghiên cứu cho rằng vai trò của Nhà nước là tác nhân chính đưa ra tầm nhìn đúng đắn cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ chế và chính sách linh hoạt, thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn này.
Nghiên cứu cũng cho thấy, tiềm năng sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới được khuyến nghị ở các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như máy móc, điện tử... Bên cạnh đó, Chính phủ vẫn cần chú trọng vào ngành sản xuất và xuất khẩu truyền thống như cây trồng, vật nuôi hay may mặc, da giầy, khai khoáng nhưng theo hướng đa dạng hóa và ưu tiên sản phẩm thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Khai thông các điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về các giải pháp khai thông các điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; năng lực sản xuất của Việt Nam trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu nhằm cải thiện cơ cấu nền kinh tế để duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát đánh giá, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường.Trong bối cảnh ấy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mãnh mẽ tới cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động… của các quốc gia. Hiện tại, Việt Nam về cơ bản vẫn theo mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, vốn đầu tư và lao động giá rẻ, chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng thấp.
Ông Cao Đức Phát cho biết, hiện Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số chuyên gia trong nước và nước ngoài với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ thông qua Dự án “Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện”, tổ chức xây dựng Báo cáo nghiên cứu về Điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể giúp Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế sản xuất tiềm năng và nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trên cơ sở báo cáo kết quả nghiên cứu và ý kiến trao đổi tại Tọa đàm này, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp, hoàn thiện kết quả nghiên cứu để Ban Kinh tế Trung ương tham khảo, chắt lọc, sử dụng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, bao gồm cả việc triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giới chuyên gia: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định
09:54' - 17/11/2016
Các chuyên gia kinh tế của Conference Board dự báo nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm nay và sẽ tăng lên 6,5% trong năm sau, đạt mức trung bình 6,7% trong giai đoạn 2017-2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2017
19:35' - 11/11/2016
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng xuất khẩu cùng lượng kiều hối tăng hàng năm là những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng ổn định và nâng tầm trong khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại
10:47' - 05/10/2016
Ngày 5/10 , Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương, kết nối qua cầu truyền hình với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam vận hành tốt dù thách thức gia tăng
11:28' - 27/09/2016
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục vận hành tốt, nhưng đang bị cản trở bởi một số thách thức, do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng trong nửa đầu năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong gỡ vướng mắc để sớm lấp đầy các khu công nghiệp
16:59'
Tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) sẽ phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện hoàn thiện đầu tư các hạ tầng tại Khu công nghiệp Hải Hà.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Kinh tế xã hội tháng đầu năm ghi nhận nhiều chỉ số tích cực
16:57'
Dù số ngày làm việc ít hơn cùng kỳ nhưng tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu năm tiếp tục phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tinh, gọn, mạnh
15:42'
Sáng 5/2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện hơn 650 tỷ đồng
14:46'
Thủ tướng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện có tổng mức đầu tư hơn 653 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đóng điện trong năm 2027.
-
Kinh tế Việt Nam
5 định hướng chiến lược giúp kinh tế Việt Nam bứt phá
14:42'
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa đưa ra 5 định hướng chiến lược để kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra
12:55'
Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 vào sáng 5/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.