Ba luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực sớm hơn 5 tháng
Sáng 29/6, trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, với 404/469 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Những nội dung này thu hút sự quan tâm của cử tri và người dân cả nước bởi sự cần thiết và cấp thiết thực hiện. Đặc biệt là việc đẩy sớm thời điểm các luật này có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024. Đây cũng là kỳ họp ghi nhận kỷ lục về khối lượng luật được cho ý kiến và thông qua.
Tại hành lang Quốc hội, đại biểu kỳ vọng việc sớm thi hành các luật này sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư vốn dĩ đang là nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội…* Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định): Kỷ lục về khối lượng luật cho ý kiến và thông qua
Vấn đề xây dựng luật trong kỳ họp này, chiếm gần 2/3 thời gian của kỳ họp. Theo kế hoạch chúng ta họp 27,5 ngày làm việc tức là 55 buổi làm việc thì có 8 buổi thảo luận tổ, 23 thảo luận ở hội trường, tổng cộng 31 buổi thảo luận tất cả về các luật. Số lượng buổi làm việc thảo luận cũng là rất lớn so với các kỳ họp trước. Các đại biểu khi phát biểu về các dự án luật đều nhận xét các dự án luật đã được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và có việc tham vấn các bên cũng như đánh giá tác động của các chính sách, lấy ý kiến của những đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự án luật. Từ người chủ trì cho đến các đại biểu Quốc hội phát biểu đều quán triệt được quan điểm xây dựng luật là những điều gì đã chín, đã rõ, được thực tế khẳng định là đúng thì mới đưa vào luật. Đây là quan điểm xây dựng luật rất đúng đắn và chính xác. Các đại biểu cũng kiên quyết khi đánh giá một vấn đề gì đó chưa chín, chưa rõ, chưa được thực tế kiểm nghiệm thì đề xuất chưa đưa vào luật. Trong nhiệm kỳ này, quan điểm xây dựng luật như vậy rất là tốt. Các dự thảo luật Chính phủ trình ra Quốc hội đều rất công phu, bài bản, kỹ lưỡng.Khối lượng luật cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV gần như là kỷ lục từ trước tới giờ. Đáng chú ý là thông qua sửa 4 luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Điều này rất linh hoạt nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tế. Đứng trước những yêu cầu của cuộc sống, khó khăn, vướng mắc của pháp luật hiện hành trong kinh doanh bất động sản, các dự án đầu tư, sử dụng đất đai… Chính phủ đã phát hiện và cùng Quốc hội thông qua 4 luật đó và mong muốn luật sớm có hiệu lực để doanh nghiệp và người dân thụ hưởng được những lợi ích 4 luật này mang lại. Với luật hiện nay, 1 dự án đầu tư mất 3-5 năm về thủ tục. Nên nếu các luật này đi vào cuộc sống ngay thì giảm được 1 năm, đó là điều rất tốt. Tiết kiệm thời gian 1 năm thì giảm được nhiều công sức, tiền bạc, thời gian của người dân và doanh nghiệp. Tôi đánh giá cao sự nhạy bén của Chính phủ, quan tâm của Chính phủ với đội ngũ doanh nghiệp và người dân. Việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thay đổi chương trình kỳ họp, đưa luật này thông qua tại kỳ họp cũng thể hiện Quốc hội đồng hành với Chính phủ. Bởi đó là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống và Quốc hội mong muốn những chính sách đưa ra sớm được hiện thực hoá, đem lại giá trị cho người dân và doanh nghiệp.* Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Công tác lập pháp đã được đặt lên vị trí quan trọng nhất
Ngay từ những kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, chúng ta đã có cách làm phù hợp và thể hiện rõ tinh thần Quốc hội đồng hành cùng cuộc sống, đồng hành cùng Chính phủ nên đã tăng cường thêm nhiều buổi họp như kỳ họp này rất dài. Điều này cho thấy, công tác lập pháp đã được đặt lên vị trí quan trọng nhất. Thế giới hiện nay biến động nhanh, bất định, rủi ro, nhiều diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bất thường. Những điều này đòi hỏi thể chế pháp luật của chúng ta phải đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền để phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương. Vì thế, lần này trong số 11 luật được Quốc hội bấm nút thông qua đều thể hiện được việc đẩy mạnh phân cấp phân quyền cho các địa phương. Đáng chú ý, một số luật đã được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…, lần này tiếp tục điều chỉnh theo hướng có lợi. Chúng ta đã có quá nhiều bài học kinh nghiệm, các đại biểu Quốc hội cũng đã nhìn thấy được những tồn tại trong hệ thống luật pháp. Khi luật ban hành xong, có khi phải chờ một thời gian mới đi vào cuộc sống. Cho nên quá trình xây dựng luật gần đây cho thấy, bên cạnh dự thảo luật, có thêm các dự thảo nghị định, thậm chí quyết định và thông tư. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc luật sớm đi vào cuộc sống.* Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp): Ba bộ luật tạo động lực cho thị trường bất động sản
Tôi rất đồng tình Chính phủ trình thời hạn có hiệu lực thi hành Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024. Do yêu cầu thực tiễn của đất nước, địa phương và doanh nghiệp cũng như người dân nên các luật có hiệu lực áp dụng sớm 5 tháng, hay vì mốc hiệu lực từ ngày 1/1/2025 như trước. Trong luật sửa đổi lần này, tôi quan tâm điểm mới là đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài được mua bất động sản giống như người Việt Nam trong nước. Đây là một chính sách rất nhân văn. Ngoài ra, việc cho thuê đất để xây dựng nhà ở cho những người thu nhập thấp sẽ có tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, tạo thuận lợi, điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Tôi nghĩ rằng, việc đẩy sớm thời gian hiệu lực của các luật này sẽ nhận được đồng tình ủng hộ của xã hội, hy vọng hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ bớt khó khăn, thị trường sôi động hơn, thay vì trầm lắng như hiện nay. Cả ba bộ luật Kinh doanh bất động sản, Nhà ở, Đất đai có liên quan mật thiết với nhau mà trọng tâm là Luật Đất đai. Khi ba luật này song hành và có hiệu lực thi hành cùng một thời điểm sẽ tác động hỗ trợ qua lại nhau. Từ đó, tạo động lực cho nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh bất động sản. Đặc biệt là thuận lợi trong khâu thu hồi đất, đền bù thỏa đáng theo giá thị trường khi thực hiện các dự án và cần phải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, luật còn quy định cụ thể việc ổn định tái định cư, hỗ trợ đời sống người dân. Điều quan trọng cốt lõi của Luật Đất đai quy định kỳ này là đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất. Cụ thể, trước khi nhà nước thu hồi đất của người dân phải có khu tái định cư hoàn chỉnh, đặc biệt khu tái định cư đó phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ trong vấn đề cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân… Đặc biệt, Luật Đất đai ban hành kỳ này có nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn đơn vị sự nghiệp được thuê đất, thậm chí được thế chấp tài sản gắn liền với đất. Tôi cho rằng đây là một điểm mới cần phát huy. Điều tôi quan tâm nhất là thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư cho người dân theo giá thị trường. Đây là điểm rất tích cực và chắc chắn được người dân đồng tình, ủng hộ. Từ đó, hạn chế thấp nhất tình trạng dân khiếu kiện sau khi nhà nước thu hồi đất. * Đại biểu Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang): Quốc hội đã thể hiện sự đồng hành, chia sẻ cùng Chính phủ Dự án sửa đổi về Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản và Luật nhà ở, Luật các tổ chức tín dụng được đẩy sớm thời gian có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 thay vì 1/1/2025. Đây là lần đầu tiên Quốc hội xem xét về việc Chính phủ trình về việc đẩy sớm thời hiệu của dự án luật. Các đại biểu Quốc hội rất quan tâm và ủng hộ Chính phủ. Quốc hội đã thể hiện sự đồng hành, chia sẻ cùng với Chính phủ. Các đại biểu Quốc hội và Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin và dữ liệu, những đánh giá rất cụ thể về những mặt được, những vấn đề có thể xảy ra rủi ro khi đẩy sớm thời gian có hiệu lực của các dự án luật. Tại kỳ họp thứ 7, Chính phủ và các bộ, ngành đã có giải trình rất kỹ lưỡng với đại biểu Quốc hội về những nội dung này trong phiên thảo luận tại hội trường. Với phần giải trình này, các đại biểu Quốc hội hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào sự quyết liệt, điều hành, sự chuẩn bị của Chính phủ trong việc chuẩn bị các thông tư, nghị định hướng dẫn kèm theo các dự án luật, để khi Quốc hội bấm nút thông qua, luật có hiệu lực thi hành và không phải chờ văn bản hướng dẫn.Công tác lập pháp trong Kỳ họp lần thứ 7 là dấu ấn của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV này. Khối lượng công việc lập pháp rất lớn, thông qua 10 dự án luật và 3 nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật. Chúng tôi cũng đánh giá và ghi nhận rất cao đối với các cơ quan chủ trì soạn thảo và Chính phủ đã rất tích cực, chuẩn bị kỹ lưỡng, hồ sơ đầy đủ, thời gian trình các hồ sơ dự án luật đã đảm bảo được theo đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã chuẩn bị rất tích cực, khẩn trương, bắt tay ngay vào công tác thẩm tra, tổ chức các cuộc họp của Ủy ban thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội thường xuyên, liên tục. Đồng thời, các cơ quan thẩm tra đã có sự thay đổi, điều chỉnh liên tục các cuộc họp để đáp ứng được đúng thời gian hoàn chỉnh về các dự án luật. Nội dung xây dựng pháp luật đã đạt được mục tiêu đề ra. Đó là tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống xây dựng pháp luật và đáp ứng được đúng theo yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Gỡ điểm nghẽn thể chế mở rộng không gian phát triển Thủ đô
13:52' - 28/06/2024
Những điểm nghẽn về thể chế sẽ được tháo gỡ, tạo điều kiện cho Thủ đô vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, những nét đẹp, hồn thiêng của đất nước, nhưng cũng mở rộng được không gian phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần áp dụng chính sách ưu việt cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
13:30' - 28/06/2024
Những bài học kinh nghiệm, cơ chế chính sách hiệu quả cũng sẽ được áp dụng vào tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đăk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Luật hóa quy hoạch khắc phục các bất cập
13:20' - 28/06/2024
Liên quan Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, bên lề Quốc hội, các đại biểu cho ý kiến về tránh chồng chéo; đảm bảo tính khách quan, minh bạch; kinh phí, nguồn lực hỗ trợ quy hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến nghị với nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu
09:45' - 18/05/2025
IMF khuyến nghị Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC có thể kiềm chế thâm hụt tài chính bằng cách huy động nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ và kiểm soát quỹ lương công.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương
09:14' - 18/05/2025
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio ngày 17/5, trao đổi quan điểm xung quanh cuộc hòa đàm về xung đột Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách tốt nhất
16:44' - 17/05/2025
Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết Quốc hội).
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc Fed cảnh báo chính sách thương mại "phủ bóng" kinh tế Mỹ
13:18' - 16/05/2025
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Michael Barr cảnh báo các chính sách thương mại đã phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhật Bản đề xuất luật mới hạn chế Google và Apple toàn quyền kiểm soát kho ứng dụng
08:00' - 16/05/2025
Đây cũng là một phần trong nỗ lực của Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản nhằm hạn chế hành vi độc quyền của hai "ông lớn" Google và Apple.
-
Ý kiến và Bình luận
Trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông
21:43' - 15/05/2025
Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và cũng đã trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá nói trên.
-
Ý kiến và Bình luận
Đã đưa được hơn 450 công dân ở Myanmar về nước an toàn
21:20' - 15/05/2025
Bộ ngoại giao, các cơ quan liên quan trong nước và các cơ quan chức năng sở tại đưa hơn 450 công dân về nước an toàn.
-
Ý kiến và Bình luận
Cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
21:19' - 15/05/2025
Các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về chính sách áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang được triển khai.