Ba lý do giúp kinh tế Mỹ phục hồi tốt hơn dự báo
Tháng 5/2020, nhà kinh tế Lars Christensen dự báo khi người Mỹ đi bỏ phiếu bầu tổng thống vào tháng 11/2020, tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức dưới 6%. Ông Lars Christensen nhấn mạnh các thảm họa thiên nhiên, không giống như các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái do sai lầm về chính sách kinh tế gây ra, thường kéo theo một sự phục hồi nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa đã khiến tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tư tăng vọt lên 14,7%, đây vẫn là một dự đoán táo bạo.
Trong tháng Sáu, ít nhất 14 trong số 17 thành viên Ủy ban Thị trường Mở - cơ quan hoạch định chính sách lãi suất thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - dự báo rằng tỷ lệ thất nghiệp đến cuối năm nay sẽ vẫn trên 9%. Hầu hết các dự báo khác cũng ảm đạm không kém. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ ước tính sẽ giảm mạnh trong năm 2020 và tốc độ phục hồi sẽ tương đối chậm.
Mặc dù vậy, dường như ông Lars Christensen đã đúng. Trong mùa Hè, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm nhanh xuống còn 8,4% vào tháng Tám. Các nhà kinh tế đã cập nhật các dự báo của mình. Ngày 16/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế Mỹ sẽ chỉ giảm 3,8% trong năm nay, so với mức dự báo giảm 7,3% được đưa ra vào tháng Sáu.
Triển vọng kinh tế của các nước phát triển đều được cải thiện, nhưng không nước nào phục hồi mạnh như Mỹ. Nước Mỹ vẫn phải đối mặt với suy thoái kinh tế, nhưng tình hình vẫn tốt hơn nhiều so với đa số các nước châu Âu. Theo tạp chí Economist của Anh, có ba lý do giúp nền kinh tế Mỹ cải thiện nhanh hơn so với dự báo ban đầu.
Thứ nhất, sự lây lan dịch COVID-19 tại "các bang vành đai Mặt Trời" ở phía Nam đã chậm lại.
Thứ hai, các biện pháp kích thích kinh tế của Mỹ, lớn nhất thế giới cả về giá trị tuyệt đối và theo tỷ trọng GDP, đã có hiệu lực. Nhờ các chương trình kích cầu một lần và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp, thu nhập khả dụng của các hộ gia đình Mỹ đã tăng lên khi đại dịch bắt đầu bùng phát.
Người Mỹ không tiêu hết khoản tiền này ngay một lúc, có nghĩa là các khoản hỗ trợ này đến nay vẫn tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng dù đa số các chương trình hỗ trợ khẩn cấp đã hết hạn. Đầu tháng Chín, những người nhận trợ cấp thất nghiệp vẫn chi tiêu nhiều hơn mức họ chi tiêu trước khi đại dịch xảy ra.
Lý do cuối cùng đằng sau việc phải điều chỉnh những dự báo có lẽ là việc thị trường lao động Mỹ rất linh hoạt. Tỷ lệ thất nghiệp giảm trong những tháng gần đây dường như cho thấy có nhiều công việc mới được tạo ra chứ không phải là do người lao động quá chán nản và rời bỏ lực lượng lao động.
Ở châu Âu, các chính phủ có xu hướng chịu phần lớn chi phí chi trả cho những lao động phải tạm thời nghỉ làm do dịch bệnh. Các kế hoạch như vậy rất hữu ích trong thời gian ngắn, nhưng nếu kéo dài, chúng có thể giữ người lao động ở những vị trí mà không bao giờ có việc làm trở lại.
Ngược lại, Mỹ chủ yếu bảo vệ thu nhập của người dân bằng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, việc phân bổ lại lao động từ các ngành đang chết dần sang các ngành đang phát triển diễn ra nhanh chóng. Ví dụ, số lượng nhân viên du lịch đã giảm 10% kể từ tháng Tư, trong khi số việc làm tại các cửa hàng kinh doanh tổng hợp tăng 6% so với trước đại dịch.
Nhiều nhà quan sát tiếp tục giả định một cách lạc quan rằng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua một gói kích cầu khác trong năm nay và người Mỹ không bao giờ tiêu hết các khoản tiết kiệm của mình. Nhưng các dự báo vẫn có thể sai.
Dịch COVID-19 vẫn có thể bùng phát trở lại ở Mỹ, giống như ở châu Âu. Cần lưu ý rằng một số chỉ số thị trường lao động vẫn còn kém. Trong tháng 8/2020, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp nói chung giảm, khoảng 3,4 triệu việc làm đã bị loại bỏ vĩnh viễn, con số nhiều hơn so với tháng 10/2008 khi tập đoàn Lehman Brothers sụp đổ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Các công ty lớn của Mỹ đối mặt "làn sóng" sa thải
15:25' - 02/10/2020
Giới quan sát cho rằng gần như không có lĩnh vực nào sẽ thoát được “làn sóng” sa thải và cho nhân viên nghỉ việc tạm thời.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân cách ly tại Nhà Trắng
12:43' - 02/10/2020
Bác sĩ của Nhà Trắng ngày 2/10 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đang được cách ly tại Nhà Trắng sau khi có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua gói chi tiêu kích thích kinh tế 2.200 tỷ USD
11:04' - 02/10/2020
Gói cứu trợ 2.200 tỷ của đảng Dân chủ gồm điều khoản trợ cấp thất nghiệp 600 USD/tuần cho người lao động đến hết tháng 1/2021, hỗ trợ 1.200 USD cho hầu hết người dân Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ đàm phán về gói chi tiêu hỗ trợ nền kinh tế sau COVID-19
12:37' - 01/10/2020
Hiện Hạ viện đã hoãn kế hoạch bỏ phiếu về gói cứu trợ được đề xuất trị giá 2.200 tỷ USD, cho thêm thời gian để đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại Mỹ tiếp tục giảm
22:02'
Báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 7/7 cho thấy trong tháng 5 vừa qua, thâm hụt thương mại của Mỹ giảm 1,3% xuống còn 85,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Boris Johnson thay thế nội các trước khi thông báo từ chức
21:36'
Ngày 7/7, ông Boris Johnson đã bổ nhiệm các vị trí bị trống trong nội các trước khi ông thông báo từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, đồng nghĩa với việc từ chức Thủ tướng Chính phủ Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ
19:22'
Ngày 7/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chi 968,6 triệu USD nâng cấp hạ tầng sân bay
19:00'
Ngày 7/7, Bộ Giao thông Mỹ quyết định cấp 968,6 triệu USD cho 85 dự án sân bay nhằm nâng cấp hạ tầng hàng không ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban hỗn hợp về kinh tế Việt Nam - Canada nỗ lực mở rộng thương mại song phương
11:26'
Tại kỳ họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp về kinh tế giữa Việt Nam và Canada, hai bên thảo luận về các thách thức và cơ hội với thương mại và đầu tư song phương.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng
10:55'
Theo Bộ trưởng Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia, ASEAN có tiềm năng trở thành điểm đến du lịch chất lượng, nhất là với kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN giai đoạn 2015-2025 đang được thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Ai Cập tăng trưởng 6,2% trong tài khóa 2021-2022
08:26'
Bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Ai Cập Hala El Said ngày 6/7 cho biết kinh tế nước này đã đạt tốc độ tăng trưởng 6,2% trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 6/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Lượng đơn đặt hàng công nghiệp của Đức tăng nhẹ trong tháng 5/2022
08:00'
Lượng đơn đặt hàng công nghiệp của Đức đã tăng nhẹ trong tháng 5/2022, sau khi giảm trong ba tháng liên tiếp trước đó do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế gây ra bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng Eurozone giảm chi tiêu cho hàng thiết yếu
07:30'
Trong tháng Năm, người tiêu dùng Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm, đồ uống và thuốc lá tháng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh giá cả tăng vọt.